PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2009 ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 76)

4. Cơ sở giáo dục đào tạo

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

3.1 KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất lạc của các hộ nông dân xã Ninh Mỹ tôi nhận thấy: sản xuất lạc vẫn là cây trồng mà hộ nông dân chú ý đầu tư nhưng vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn với mức chi phí bỏ ra cả sức người và sức của, nhưng cây lúa vẫn là cây chủ đạo trên địa bàn và chiếm diện tích gieo trồng nhiều nhất. Trên địa bàn hộ nông dân bỏ ra nhiều chi phí về giống, phân bón nhưng năng suất chưa cao, chưa phù hợp với tiềm năng của vùng. Mặt khác, ở đây vụ nào trồng cây đấy, chưa có sự luân canh cây trồng nhằm cải thiện đất gieo trồng và tăng năng suất cây trồng một phần cũng vì do diện tích đất màu ở đây rất ít, nhỏ lẻ manh mún gây trở ngại cho người nông dân trong việc áp dụng KHKT đặc biệt trong khâu cơ giới hoá sản xuất đã đẩy chi phí lao động lên cao gây khó khăn cho người nông dân. Bên cạnh đó, do nhận thức về luân canh cây trồng ở đây còn thấp, chưa được chú ý và mạnh dạn đầu tư, sợ rủi ro.

Ngoài ra ở địa phương còn xảy ra hiện tượng thiếu nước tưới vụ Đông Xuân kể cả lúc gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, một số diện tích gieo trồng của các hộ lúc gần thu hoạch lạc bị ngập nước không thoát ra được làm cho lạc bị thối nhiều ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất cây trồng nguyên nhân chính là do hệ thống thuỷ lợi và kênh mương nội đồng chưa hoàn chỉnh còn thiếu và sử dụng lâu năm nên bị xuống cấp.

Chính vì vậy, để phát triển sản xuất lạc, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương để từng bước nâng cao năng suất lạc và thu nhập cho bà con nông dân, bên cạnh đó cần phải thực hiện một số giải pháp: chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành nông nghiệp, mạnh dạn đưa giống lạc mới cho năng suất cao vào sản xuất, kết hợp được những kinh nghiệm truyền thống mà cha ông ta để lại với công nghệ khoa học mới, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất cũng như chất lượng lạc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và cùng với nó đòi hỏi chính quyền địa phương tìm thị trường đầu ra ổn định cho người nông dân tránh bị chèn ép giá làm giảm thu nhập của họ.

3.2 KIẾN NGHỊ

* Đối với nhà nước

Nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện các biện pháp chính sách phát triển nông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách vốn, chính sách về vấn đề tiêu thụ, chính sách hỗ trợ giá một số yếu tố đầu vào như: giống, phân bón để người dân yên tâm đầu tư sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi đầu tư, tăng năng suất cây trồng, bên cạnh đó nhà nước cần phải cung cấp, đáp ứng thông tin về thị trường kịp thời cho hộ nông dân.

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi … tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất.

* Đối với chính quyền địa phương

Thực hiện và áp dụng tốt các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Nhà nước, tỉnh uỷ, huyện về phát triển mở rộng diện tích cây vụ Đông đặc biệt là cây lạc.

Cần tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cử cán bộ đi tập huấn về chuyên môn nhằm tiếp thu các kỹ thuật sản xuất mới để phổ biến cho bà con nông dân ứng dụng sản xuất.

Trong thời gian tới xã nên phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn huyện, tỉnh, phối hợp với Nhà nước để đầu tư phát triển CSHT nội đồng, tu bổ và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng.

Nâng cao chất lượng quản lý điều hành các khâu dịch vụ của HTX nông nghiệp. Tìm thị trường đầu ra cho người nông dân, khuyến khích hộ nông dân tập trung sản xuất. Đi sâu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân.

* Đối với hộ nông dân

Hộ nông dân có kế hoạch sản xuất cụ thể, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với năng lực sản xuất của mình, phù hợp với điều kiện địa phương.

Hộ nông dân càn tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng các giống mới vào gieo trồng để tăng năng suất, không nên sử dụng quá nhiều các giống lạc tự để giống lâu đời, thoái hoá vào gieo trồng sản xuất.

Đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời kỳ mới. Cần phải thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm, tích cực đáp ứng KHKT vào sản xuất mạnh dạn đưa giống lạc lai mới vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ đông xuân 2009 ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w