- Phó Giám đốc: Nhiệm vụ chính của phó Giám đốc là thay mặt Giám đốc điều
2.3.2. Đánh giá hoạt động cho vay SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị
Trị
2.3.2.1. Thuận lợi và hạn chế
a. Thuận lợi •TD của chi nhánh:
- Đội ngũ cán bộ TD trẻ, năng động, nhiệt tình, có kinh nghiệm qua đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu nên lấy được lòng tin yêu của KH.
- Thực hiện tốt chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo các quy định của Chính phủ đã giúp DN, người sản xuất giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất và hỗ trợ cho việc phát triển và an toàn nguồn vốn.
- Một số DN đã nỗ lực đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa trên thị trường, phát triển quy mô của DN.
- Nhu cầu vay vốn của các công ty xây lắp, họ đều mở tài khoản tiền gửi chính và quan hệ vay vốn tại chi nhánh. Hầu hết các dự án sau khi được thẩm định NH đã mạnh dạn cho vay vốn đối với các đơn vị.
- Việc mở rộng đầu tư vốn TD thực sự là đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển, phát triển tích lũy, nâng cao đời sống nhân dân.
- Thực hiện thủ tục cho vay, quy trình cho vay nhanh - gọn - chính xác nên giữ được sự tín nhiệm của KH.
- Đã đưa vào sử dụng phần mềm IPCAS trên toàn hệ thống NHNo nên việc quản lý tài khoản KH rất dễ dàng để theo dõi số dư của KH một cách nhanh chóng.
Bảng 2.15: Tình hình SMEs có quan hệ TD với NH trong giai đoạn 2007– 2009 Số lượng DN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
SMEs trên địa bàn 1.125 1.142 1.081
SMEs vay vốn tại NH 314 320 328
Tỷ lệ SMEs vay vốn tại NH 27,54% 28,02% 30,34% (Báo cáo tổng kết SMEs năm 2007 -2009 của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị) •Các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng DN :
* Các tiêu chí đánh giá tài chính:
Lợi nhuận :
+ Lợi nhuận dương, bằng năm trước, lớn hơn năm trước xếp loại A + Lợi nhuận dương, nhưng nhỏ hơn năm trước xếp loại B
+ Lợi nhuận âm xếp loại C
Tỷ suất tài trợ:
Tỷ suất tài trợ = vốn chủ sở hữu : tổng vốn
+ Tỷ suất tài trợ từ 3% - 8% xếp loại B
+ Tỷ suất tài trợ < 3% xếp loại C
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = ( tổng tài sản lưu động + đầu tư ngắn hạn) : tổng nợ ngắn hạn
+ Nếu hệ số trên > 1 xếp loại A
+ Nếu hệ số trên từ 0,5 – 1 xếp loại B
+ Nếu hệ số trên = 0,5 xếp loại C
Nợ xấu
+ Nếu nợ xấu thuộc nhóm 1,2 xếp loại A
+ Nếu nợ xấu thuộc nhóm 3,4 xếp loại B
+ Nếu nợ xấu thuộc nhóm 5 xếp loại C
* Chỉ tiêu phi tài chính:
DN không vi phạm pháp luật xếp loại A.
DN có vi phạm pháp luật nhưng không bị xử phạt hành chính
xếp loại B.
DN bị truy cứu trách nhiệm hình sự xếp loại C.
Theo đánh giá của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị, những DN có tất cả các chỉ tiêu đạt loại A thì xếp hạng A, chỉ cần một chỉ tiêu xếp loại C thì DN đó xếp hạng C. Tất cả các trường hợp còn lại xếp loại B.
Đây cũng chỉ là cách xếp hạng chung cho tất cả các DN. Với đặc điểm SMEs thì cách xếp loại này khi áp dụng cho SMEs thì sẽ bất lợi cho SMEs.
b. Hạn chế
- Số lượng SMEs có quan hệ TD với NH còn khiêm tốn.
- DSCV, dư nợ cho vay SMEs còn chiếm tỷ trọng nhỏ. So với nguồn vốn huy động được thì hoạt động cho vay SMEs chưa tương xứng.
- Hầu hết dư nợ đều ngắn hạn, dư nợ dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. - Tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng lên.
Trong hoạt động cho vay SMEs còn tồn tại những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân từ phía NH và cả KH:
Nguyên nhân từ phía SMEs:
Thông tin mà các DN cung cấp thường không minh bạch: do hạn chế về kiến thức kế toán, về thông tin tài chính nên việc lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính thiếu chính xác. Hiện nay có nhiều chính sách ưu đãi về thuế nên một số DN cố tình sửa chữa số liệu, giấu lãi để nộp thuế ít nhất.
TSĐB: Một điều kiện được xem là bức tường thành ngăn cách SMEs tiếp cận với nguồn vốn của NH đó là TSĐB. Các SMEs lâm vào khó khăn về tài chính trước hết do bản thân SMEs thiếu tài sản thế chấp NH trong khi mức cho vay dường như vẫn bị hạn chế.
Năng lực quản trị điều hành của chủ DN còn hạn chế dẫn đến việc lập kế hoạch
SXKD thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa biết thu thập và xử lý tốt thông tin, khả năng tự điều chỉnh trong nền kinh tế.
Bắt nguồn từ nguồn vốn hạn hẹp: các SMEs không có điều kiện đầu tư, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất để mở rộng năng lực sản xuất. Do đó năng suất lao động nói chung còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến sản phẩm thường không có tính cạnh tranh cao.
Nguyên nhân từ phía NH:
NH chưa có chính sách cho vay thực sự toàn diện: Mặc dù chính sách cho vay
tuân thủ quy định của pháp luật và NHNN, phù hợp với tình hình, môi trường kinh doanh. Nhưng chính sách vẫn còn hạn chế: chưa phân định rõ ràng giữa khâu thẩm định và cho vay. Một cán bộ phải thực hiện toàn bộ quy trình từ tiếp xúc KH, thẩm định, phê chuẩn, kiểm tra giám sát khoản vay, tất toán khoản vay. Do đó khối lượng công việc rất nhiều. Nhưng bản thân cán bộ TD phải tự tìm kiếm KH, quản lý nhiều món vay khác nên việc phân tích, đánh giá, nắm bắt, giám sát việc thực hiện phương án, kiểm tra, xử lý khoản vay gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, DN hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực nên nhiều khi cán bộ TD không thể hiểu rõ tất cả các loại hình kinh doanh, đặc điểm
ngành nghề, xu hướng phát triển của nó. Điều này ảnh hưởng đến thời gian cho vay và hiệu quả cho vay.
Thông tin không đủ và thiếu độ tin cậy: Thông thường các DN hay nghĩ rằng NH
cho vay chỉ dựa vào TSĐB nên thông tin mà DN cung cấp cho NH thường không đầy đủ gây khó khăn cho các cán bộ TD khi tính toán các chỉ tiêu tài chính. Và hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa có một công ty kiểm toán nào, do đó các báo cáo mà DN cung cấp chưa được kiểm toán nên những thông tin này thiếu độ tin cậy và chính xác.
Chất lượng của cán bộ TD: Hiện nay, mỗi cán bộ TD đều có thể thực hiện cho
vay đối với nhiều loại hình DN khác nhau, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của DN hay thời hạn của khoản vay. Cán bộ TD phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu đặc điểm, ngành nghề của từng loại hình DN, xu hướng phát triển cũng như tình hình hoạt động SXKD của từng DN. Thêm vào đó, không phải cán bộ TD nào cũng có khả năng hiểu biết sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, hoạt động tài chính của từng ngành. Mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm, những khó khăn thuận lợi riêng. Vì thế, chính sự không phân hoá này sẽ làm cho cán bộ TD biết được nhiều về hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề nhưng sự hiểu biết đó không sâu sắc nên sẽ dẫn đến phân tích, đánh giá DN thiếu chính xác.