Tác động vốn vay đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh quảng trị (Trang 48 - 50)

- Phó Giám đốc: Nhiệm vụ chính của phó Giám đốc là thay mặt Giám đốc điều

2.4.3.Tác động vốn vay đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì nhu cầu về vốn bị thiếu hụt là không tránh khỏi, để vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính, các SMES thường tìm đến nguồn tài chính được vay từ NH và đã giải quyết được phần nào nhu cầu vốn ngày càng cao tạo điều kiện cho hoạt động SXKD được liên tục và góp phần mở rộng quy mô sản xuất của DN nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng sức cạnh tranh, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiện nay.

Qua khảo sát theo bảng 2.16, có đến 70% DN rất đồng ý rằng vốn vay từ chi nhánh đã giải quyết được nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh của DN và 63% DN cho rằng với vốn vay từ chi nhánh đã giúp cho hoạt động kinh doanh của họ được tiến hành liên tục và không bị gián đoạn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN ngày càng phát triển. Hơn nữa, nhờ có vốn vay từ phía NH mà các DN đã có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, từ đó giành được nhiều cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh, đầu tư các dự án mới hơn so với những DN có quy mô kinh doanh nhỏ bé. Kết quả điều tra cho thấy, có đến 78% số DN đồng ý rằng, nhờ có vốn vay từ NH đã giúp họ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của KH và tăng sức cạnh tranh không chỉ với những đối thủ cùng ngành đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn mà còn đối với các DN hoạt động trên các thị trường khác. Hoạt động sản xuất

được liên tục, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng kết hợp với việc sử dụng vốn vay một cách hiệu quả thì hoạt động kinh doanh của các DN sẽ không ngừng phát triển, từ đó góp phần mang lại lợi nhuận cao cho DN. Theo khảo sát điều tra, có 95% số DN cho rằng nhờ có được vốn vay mà việc kinh doanh của họ được phát triển và mang lại lợi nhuận cho công ty. Qua đó, có thể thấy rằng vốn vay đối với các SMES là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định mọi hoạt động kinh doanh của các DN.

Bảng 2.16: Tác động của vốn vay đến hoạt động kinh doanh của SMES

Tiêu chí Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý

Giải quyết nhu cầu về vốn cho DN 70% 25% 5% 0%

Mở rộng quy mô sản xuất DN 30% 48% 22% 0%

Tạo việc làm cho lao động của DN 10% 18% 65% 7% Hoạt động sản xuất được liên tục 27% 63% 10% 0%

Tăng doanh thu cho DN 32% 53% 15% 0%

Tăng lợi nhuận cho DN 35% 60% 5% 0%

Bên cạnh đó, DN cũng gặp không ít rủi ro khi vay vốn. Qua kết quả khảo sát, ta thấy rủi ro lớn nhất mà DN gặp phải khi vay vốn đó là kinh doanh thu lỗ, chiếm tỷ lệ 42%. Nguyên nhân chủ yếu là do các SMES đa số là kinh doanh tự phát, do đó còn có nhiều hạn chế về các kiến thức quản lý tài chính, chưa có kế hoạch kinh doanh và chiến lược kinh doanh cụ thể. Một khi hoạt động kinh doanh không thuận lợi, dẫn đến thua lỗ kéo dài thì vấn đề trả lãi vay và vốn vay cũng là một vấn đề khó khăn. Để tránh xảy ra tình trạng đó, NH cần kết hợp với các DN để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, từ đó DN có cơ hội đầu tư kinh doanh có hiệu quả hơn và bản thân NH cũng thu được lợi nhuận khi DN hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay thay đổi thường xuyên cũng là một rủi ro lớn mà DN không lường trước được. Một khi lãi suất thay đổi liên tục thì kéo theo chi phí đầu vào tăng và nếu tình trạng này kéo dài thì với các SMES, tiềm lực tài chính đã yếu, việc tiếp cận nguồn vốn NH đã khó khăn thì nay càng khó khăn hơn.

Bảng 2.17. Rủi ro trong vay vốn

Rủi ro Tần số %

Lãi suất cho vay thay đổi thường xuyên 13 22

Kinh doanh thua lỗ 25 42

Không có khả năng trả nợ vốn vay 17 28

Khác 5 8

Tổng 60 100

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh quảng trị (Trang 48 - 50)