- Phó Giám đốc: Nhiệm vụ chính của phó Giám đốc là thay mặt Giám đốc điều
3.2.1.2. Làm tốt công tác cán bộ
Đào tạo cán bộ TD: đội ngũ nhân viên là yếu tố chủ chốt trong quá trình cung ứng chuyển giao sản phẩm dịch vụ NH tới KH. Họ giữ vai trò quan trọng cả số lượng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ NH, mối quan hệ giữa NH với KH. Vì vậy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH.
Do đó NH cần tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ TD, chuyên sâu kiến thức về SMEs. Bởi vì muốn tìm được KH tốt, phương án SXKD có hiệu quả, có tính khả thi thì đội ngũ cán bộ TD phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng về từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, về thị trường, về pháp luật, có khả năng phân tích thông tin, kỹ năng giao tiếp.
+ Đối với công tác tuyển dụng:
Cần xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch, kế hoạch tuyển dụng phải được xây dựng xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với tính chất công việc, nghiệp vụ địa bàn cần tuyển.
Trong quá trình tuyển dụng, ngoài việc kiểm tra nghiệp vụ, trí thông minh cần chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp và các kiến thức xã hội khác.
NH có thể tuyển dụng theo hình thức đăng báo, thông tin trên website hoặc có thể liên kết trực tiếp với các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế để chọn lọc, thu nhận sinh viên đến thực tập. Trong thông báo tuyển dụng cần nêu rõ các chính sách đãi ngộ để có thể thu hút được người tài.
+ Đối với công tác đào tạo cán bộ TD:
Cần phân loại cán bộ để có kế hoạch đào tạo cụ thể phù hợp với trình độ và công việc đang làm.
Ngoài đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cần phải đào tạo kỹ năng về kế toán, tài chính, kiến thức luật pháp, ngành nghề kinh doanh. Do đó TD, chuyên sâu kiến thức về SMES. Bởi vì muốn tìm được KH tốt, phương án SXKD có hiệu quả, có tính khả thi thì
đội ngũ cán bộ TD phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng về từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, về thị trường, về pháp luật, có khả năng phân tích thông tin, kỹ năng giao tiếp. Qua đó, lựa chọn một số cán bộ nhân viên giỏi để đào tạo thành những chuyên gia đầu ngành trong từng nghiệp vụ chuyên môn.
Bên cạnh đó không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù quy định có chặt chẽ nhưng một số cán bộ vì lợi ích cá nhân vẫn có thể thông đồng với KH cố ý làm sai quy định dẫn đến thất thoát nguồn vốn của NH. Do đó cần thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong mỗi cán bộ TD.
Ngoài ra, NH cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, giao lưu giữa các chi nhánh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Cần có chính sách thưởng phạt công bằng đối với cán bộ TD có dự nợ cao, xử lý nợ tốt cũng như cán bộ vi phạm kỷ luật. Điều này sẽ góp phần tạo nên động lực khuyến khích cán bộ TD tận tâm hơn với công việc được giao, gắn bó với NH đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng lao động.
3.2.1.3. Gia tăng nguồn vốn
Muốn mở rộng quy mô TD thì cần phải có nguồn vốn để cho vay. Để gia tăng nguồn vốn NH nên mở thêm các phòng giao dịch kết hợp với nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ. Bên cạnh đó cần đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn để thu hút nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư.
Đồng thời khai thác tối đa các nguồn tài trợ uỷ thác, nguồn vốn ưu đãi trong và ngoài nước tạo ra nguồn vốn rẻ, ổn định để cho SMEs vay.
3.2.1.4. Tăng cường kiểm tra trong và sau khi cho vay
Hiện nay, hầu như việc kiểm trong và sau khi cho vay chưa mang tính bài bản. Việc kiểm tra định kỳ KH sau khi cho vay rất quan trọng bởi vì hoạt động này cho biết KH có sử dụng vốn vay đúng mục đích không, dự án kinh doanh có hiệu quả không.
Việc thẩm định hồ sơ cho vay và kiểm tra tình hình sử dụng vốn nên giao cho hai cán bộ TD. Bởi vì có trường hợp cán bộ TD làm phương án SXKD cho DN trong khi DN không sử dụng vốn vay như trong phương án đã trình bày.
Nếu công tác này được thực hiện một cách đúng đắn thì có thể ngăn chặn được rủi ro khi DN sử dụng sai mục đích, từ đó NH có thể chấm dứt giải ngân trong giai đoạn tiếp theo, thu hồi nợ gốc sớm giảm được nợ xấu cho NH.
3.2.1.5. Nâng cao chất lượng thông tin
NH cần nắm bắt thông tin về DN một cách kịp thời, chính xác.
Trước những hạn chế về nguồn cung cấp thông tin không minh bạch từ SMEs thì điều cần thiết phải khai thác tốt thông tin từ bên ngoài.
Muốn làm được điều này, NH phải tăng cường các mối quan hệ với các hiệp hội DN. Bởi vì các tổ chức này nắm rất rõ về tình hình tài chính, khả năng SXKD của từng DN. Việc hợp tác này giúp NH có nguồn thông tin tin cậy, kịp thời. Đồng thời các tổ chức này sẽ chuyển tải những thông tin về hoạt động của NH với SMEs tạo ra mối liên hệ thường xuyên giữa NH với KH.
3.2.1.6. Ứng dụng dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động cho vay SMES tại chi nhánh NHNO&PTNT tỉnh Quảng Trị
Xuất phát từ đặc điểm của SMES trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: - 34,14% DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. - 40,17% DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Rõ ràng trong hai lĩnh vực trên, quan hệ mua bán diễn ra thường xuyên, liên tục. Do đó nhu cầu vốn lưu động rất cao. Với đặc điểm của bao thanh toán rất phù hợp với các DN hoạt động trong hai lĩnh vực này. Hơn nữa, hiện nay hầu hết các NHTM đã áp dụng dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động cho vay của mình còn tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị thì chưa.
Theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành 6/9/2004 thì bao thanh toán là một hình thức cấp TD của tổ chức TD cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng thông qua thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
Đặc điểm của bao thanh toán là hình thức cấp TD ngắn hạn của NH cho người bán theo đó NH sẽ:
- Tài trợ vốn lưu động cho người bán sau khi người bán đã chuyển giao các khoản phải thu cho NH. Họ sẽ được tài trợ ngay một khoản tiền theo tỷ lệ phần trăm hóa đơn đã được thỏa thuận từ trước. Đây là một khoản ứng trước nên người bán phải trả cho NH theo lãi suất thỏa thuận. Phần còn lại NH sẽ chuyển cho người bán sau một khoảng thời gian nhất định.
- NH sẽ theo dõi, quản lý, thu nợ hộ tiền hàng cho người bán. * Lợi ích khi sử dụng bao thanh toán:
+ Đối với người bán:
Bao thanh toán là một quá trình chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền mặt. Khi sử dụng dịch vụ này sẽ giúp người bán lấp lỗ hổng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng cho đến khi người mua thanh toán tiền hàng.
Như vậy người bán sẽ có vốn kịp thời để mở rộng hoạt động SXKD, tồn trữ nhiều hàng tồn kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay nói cách khác là tìm kiếm thêm nhiều cơ hội làm ăn.
Người bán sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn sàng chấp nhận khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn.
Người bán sẽ giảm được khoản chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét KH có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các khoản nợ này nữa.
+ Đối với NH:
Khi đưa dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động cho vay của mình, NH sẽ thu hút được nhiều KH làm cho số lượng DN có quan hệ với NH tăng lên. Đồng thời NH có thêm thu nhập từ hoạt động này. Như vậy, để có thể đưa dịch vụ này đến từng DN thì NH có thể tổ chức một cuộc hội thảo KH, thông qua đó giới thiệu cụ thể lợi ích khi DN sử dụng dịch vụ này cũng như phương thức cho vay và thủ tục cần thiết để có được nguồn vốn từ NH.
Với lợi thế mạng lưới chi nhánh rộng khắp NH có thể cử cán bộ đến từng DN giới thiệu dịch vụ và mời chào họ sử dụng.
3.2.1.7. Xây dựng mô hình tổ chức chuyên nghiệp, chuyên sâu phục vụ cho SMEs
NH cần xây dựng mô hình tổ chức chuyên nghiệp, chuyên sâu phục vụ SMEs để đề ra các chính sách cho vay SMEs cũng như tìm hiểu đặc điểm SXKD, đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình thẩm định, thu nợ.
Để làm được điều này NH nên thành lập ban TD cho vay SMEs. Thường xuyên mở các lớp đào tạo những kiến thức về quản trị DN, pháp luật liên quan đến thành lập
DN, xử lý TSĐB… nhằm tạo ra đội ngũ chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết sâu rộng phục vụ cho SMEs.
3.2.1.8. Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng phù hợp với đặc điểm của SMEs
Hệ thống chấm điểm khách hàng là SMEs cần đơn giản, chú trọng tới các yếu tố về bản thân chủ DN. Trong lĩnh vực cho vay đối với SMEs, ưu điểm của hệ thống tính điểm TD so với sổ tay TD là:
Cho phép giảm bớt chi phi thời gian cho vay đối với SMEs, do đó cho phép tổ chức TD mở rộng vốn vay và KH.
Cho phép các NH xây dựng được quy trình thẩm định TD chặt chẽ hơn, qua đó kiểm soát TD được chính xác hơn.
Cho phép gỡ bỏ các thiên vị cá nhân đang tồn tại trong quá trình thẩm định tại các NH.
Cho phép giảm bớt được nhân sự để tập trung nhiều hơn vào quản lý những khoản vay khó.