Tình hình vay

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh quảng trị (Trang 41 - 48)

- Phó Giám đốc: Nhiệm vụ chính của phó Giám đốc là thay mặt Giám đốc điều

2.4.2.Tình hình vay

a. % vay, số lượng, lãi suất, thời gian

- Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của DN, vốn vay từ NH chiếm:

Số vốn vay Số DN Tỷ trọng <20% 4 6,67% 20 - 40% 8 13,33% 40 – 60% 18 30% 60 – 80% 16 26,67% >80% 14 23,33%

Có thể thấy vốn vay từ NH chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của DN. Có 30% số DN có vốn vay chiếm 40 – 60%, 26,67% số DN có vốn vay chiếm 60 – 80%, 23,33% số DN có vốn vay chiếm >80%. Ngoài nguồn vốn DN tự có khi thành lập thì số vốn mà DN vay được từ NH chiếm một phần vô cùng quan trọng để DN trang trải cho các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động, chẳng hạn như mua sắm TSCĐ, máy móc, nguyên vật liệu, hàng hóa, trả lương công nhân… Bên cạnh đó, NH cũng thường xuyên tạo điều kiện cho các DN trong quá trình vay vốn nên có thể nói đây chính là một lợi thế giúp các DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận.

- Lãi suất: 12%/năm ( năm 2009) - Thời gian DN đã vay tại NH:

< 2 năm 08 13,33%

2 – 4 năm 15 25,00%

4 – 6 năm 19 31,67%

6 - 8 năm 12 20,00%

> 8 năm 06 10,00%

Như vậy, số DN đã vay tại NH trong vòng 4 – 6 năm chiếm tỷ trọng cao nhất, đó là 31,67%. Với hình thức cho vay phong phú, đa dạng, cách thức thu hồi nợ hợp lý, thái độ, tác phong làm việc của cán bộ nhanh nhẹn, chu đáo… đã thu hút số lượng lớn DN đến với NH trong một quãng thời gian khá dài, qua đó cũng thể hiện được uy tín của chi nhánh.

b. Mục đích sử dụng vốn

Nguồn: số liệu điều tra 2010

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu cho hoạt động kinh doanh của DN, giúp cho các DN có điều kiện đầu tư, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất để mở rộng năng lực sản xuất. Qua kết quả điều tra cho thấy có 13,33% số DN cho rằng mục đích sử dụng vốn vay từ NH là để xây dựng cơ sở hạ tầng, 31,67% số DN trả lương công nhân, 16,67% số DN mua sắm TSCĐ, 38,33% số DN nhập hàng hóa hay nguyên vật liệu. Trong mục đích sử dụng vốn vay thì nhu cầu vốn đối với nhập hàng hóa, nguyên vật liệu là cao nhất. Nó liên quan đến chu kỳ kinh doanh và xuất phát theo từng

kỳ sản xuất nên chiếm tỷ lệ 38,33% và tiếp đến là trả lương công nhân. Mục đích sử dụng vốn đối với mua sắm TSCĐ và xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ lệ 16,67% và 13,33%.

c. Đánh giá DN về hoạt động vay

- Về quy trình cho vay: Qua điều tra khảo sát ý kiến đánh giá từ phía KH, ta thấy có đến 47% DN cho rằng quy trình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị là phức tạp. Đây có thể là một yếu tố làm cho DN lựa chọn một NH khác để giao dịch với thời gian ngắn hơn, bởi vì khi quy trình cho vay phức tạp thì thời gian vay sẽ kéo dài, mà hầu hết các SMES vay vốn chủ yếu là để nhập hàng hóa và nguyên vật liệu nên nếu không vay được tiền đúng với kế hoạch kinh doanh của mình thì các hoạt động kinh doanh của các DN có thể bị ngưng trệ, gây ra nhiều thiệt hại trong kinh doanh. Quy trình cho vay phức tạp chủ yếu do những nguyên nhân sau: các hồ sơ thủ tục rườm rà, thời gian giải ngân kéo dài, phương thức thu nợ không hợp lý…

Nguồn: số liệu điều tra 2010

Tiêu chí DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Tổng cộng % Rất rườm rà 2 0 0 2 3 Rườm rà 0 7 19 26 43 Bình thường 0 10 6 16 27 Đơn giản 0 8 4 12 20 Rất đơn giản 0 3 1 4 7 Tổng cộng 60 100

Hồ sơ, thủ tục vay vốn đơn giản cũng là một yếu tố để KH quyết định sẽ vay vốn tại NH nào khi có nhiều sự lựa chọn giữa các NH như hiện nay. Theo số liệu khảo sát thì có 2 DN đánh giá là rất rườm rà, có đến 26 DN cho rằng hồ sơ, thủ tục để được vay vốn là rườm rà và 16 DN cho rằng bình thường. Trong số 60 DN đã điều tra thì có 2 DN siêu nhỏ và cả 2 DN này đều cho rằng trình tự hồ sơ, thủ tục vay vốn của NH là rất rườm rà, đây chính là khó khăn của các DN siêu nhỏ khi tiếp cận nguồn vốn NH, vì quy mô nhỏ bé nên các DN này thường gặp nhiều bất lợi trong quá trình vay vốn. Và một khi hồ sơ, thủ tục mà NH đang áp dụng tương đối rườm rà sẽ dẫn đến thời gian để hoàn thành hồ sơ vay vốn kéo dài và tốn kém chi phí.

Nguồn: số liệu điều tra 2010

- Về điều kiện để được vay vốn: Một trong những bất cập lớn hiện nay là nhu

cầu vốn của các SMES ngày càng tăng, nhưng để được vay tại NH thì đòi hỏi các DN phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà NH đã đưa ra. Nhưng trên thực tế, bản thân

một số các DN thường không đáp ứng được điều kiện vay vốn của NH như báo cáo tài chính, sổ sách kế toán không rõ ràng và không có tài sản thế chấp… nên họ đành phải quay lưng lại với chi nhánh và tìm đến các NH khác có thể chấp nhận hồ sơ xin vay vốn của họ. Qua quá trình khảo sát về những điều kiện cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị cho thấy những ý kiến như điều kiện cho vay là bình thường chỉ chiếm tỷ lệ 12% hay tương đối lỏng lẻo chỉ chiếm tỷ lệ 8%. Trong khi đó, có đến 58% DN cho rằng điều kiện để được vay vốn tại chi nhánh là khắt khe và 22% DN đánh giá là rất khắt khe. Điều này chứng tỏ những điều kiện mà NH đưa ra quá khắt khe thì có thể làm chi nhánh mất đi những KH tiềm năng nếu như họ chỉ thiếu một trong các điều kiện mà NH đặt ra nhưng họ lai có phương án SXKD mang lại hiệu quả cao trong tương lai, mang lại lợi nhuận cho NH nếu được vay vốn để kinh doanh. Vì vậy, trong một số trường hợp, NH nên linh động hơn trong việc đưa ra các điều kiện của KH để cả hai bên cùng có lợi, DN sẽ có thêm vốn để đầu tư kinh doanh và NH không chỉ tăng thêm thu nhập thu từ lãi vay mà còn mở rộng đối tượng được vay miễn là các DN đó chứng minh được khả năng trả nợ vay của mình.

Nguồn: số liệu điều tra 2010

- Về thời gian để được giải ngân nguồn vốn: Thời gian giải ngân của NH nhanh hay chậm quyết định sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của các SMES. Qua khảo sát có thể thấy tỷ lệ DN cho rằng thời gian giải ngân tại chi nhánh tương đối chậm chiếm 10% và có đến 52% DN đánh giá là vừa phải. Có thể thấy rằng thời gian để được giải ngân vốn vay tại chi nhánh ở mức trung bình chiếm tỷ lệ khá lớn. Đây cũng là một

vấn đề mà NH cần phải chú ý vì khi thời gian giải ngân chậm, không theo đúng kế hoạch mà DN đã vạch ra thì các DN có thể bỏ lỡ các cơ hội và dự án kinh doanh hiệu quả do không có nguồn vốn kịp thời để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình đúng thời điểm, từ đó không chỉ làm giảm hiệu quả kinh doanh của DN mà còn có thể dẫn đến rủi ro cho NH.

Nguồn: số liệu điều tra 2010

- Về thái độ phục vụ, tác phong làm việc của nhân viên TD: Con người là nhân tố quan trọng quyết định đến thành bại trong hoạt động TD của NH đồng thời là nhân tố quyết định tới chất lượng cho vay, bởi vì con người trực tiếp tổ chức và thực hiện các hoạt động theo quy trình, phương pháp và năng lực của mình. Con người ở đây cụ thể là cán bộ TD, là những người trục tiếp tham gia vào quá trình cho vay. Theo số liệu khảo sát thì có 13% DN đánh giá thái độ phục vụ là rất nhiệt tình, 62% là nhiệt tình, 22% là bình thường và 3% là không nhiệt tình. Qua đó, ta thấy đội ngũ cán bộ TD hiện đang hoạt động trong chi nhánh đã tạo được lòng tin và ấn tượng rất tốt từ phía KH, đây là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên sự thành công của chi nhánh. Bên cạnh đó, tác phong làm việc nhanh nhẹn và cẩn thận của nhân viên TD cũng đã được KH ghi nhận qua số liệu khảo sát: có 17% DN nhận xét tác phong làm việc của nhân viên TD là rất nhanh nhẹn, có đến 53% cho rằng nhanh nhẹn, 25% là tạm được.

Nguồn: số liệu điều tra 2010

Nguồn: số liệu điều tra 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về công tác theo dõi và quản lý vốn vay: Đây là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm tiền vay của DN được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết với NH hay không và kiểm soát rủi ro TD, từ đó NH có thể phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này của chi nhánh trong trường hợp DN kinh doanh không đạt hiệu quả cao. Qua khảo sát, ta thấy có đến 32% số DN đánh giá công tác theo dõi và quản lý nguồn vốn vay của nhân viên TD là rất chặt

chẽ và 63% DN nhận xét là chặt chẽ. Qua đó có thể thấy rằng công tác giám sát nguồn vốn vay của các DN được các nhân viên TD thực hiện rất có hiệu quả.

Nguồn: số liệu điều tra 2010

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh quảng trị (Trang 41 - 48)