PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh quảng trị (Trang 60 - 62)

- Phó Giám đốc: Nhiệm vụ chính của phó Giám đốc là thay mặt Giám đốc điều

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

3.1. KẾT LUẬN

Việc mở rộng cho vay đối với các SMES không phải là vấn đề quá khó đối với NH mà vấn đề quan trọng là khoản TD phải an toàn và hiệu quả. Trong tình hình kinh tế như hiện nay thì NH và DN có vai trò vô cùng quan trọng, hỗ trợ nhau phát triển. Do đó, NH nên nới lỏng các điều kiện cho vay để các DN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay, thực thi phương án SXKD, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Nhờ đó góp phần vào sự phát triển của đất nước. Muốn vậy, DN phải thực sự đưa ra những phương án, dự án SXKD thật hiệu quả để thuyết phục NH và trong quá trình sử dụng vốn vay phải hợp lý và đảm bảo khả năng sinh lời tạo niềm tin cho NH. Qua đó, NH có thể khẳng định vị thế của mình, đồng thời đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà.

3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHO VAY SMES

3.2.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ

Chính phủ cần có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các SMES về đăng ký kinh doanh, vốn góp, về hạch toán kế toán để phản ánh đúng thực chất tình hình hoạt động kinh doanh của từng DN tạo điều kiện cho NH mạnh dạn đầu tư vốn phát triển DN.

Có chính sách về đất đai và hỗ trợ mặt bằng sản xuất, bảo đảm cơ sở chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất. Đồng thời chỉnh sửa các quy định về đăng ký thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm cũng như thủ tục công chứng nhằm tạo điều kiện để các SMES hoàn chỉnh các thủ tục thế chấp khi vay vốn NH.

Cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc thành lập quỹ bảo lãnh.

Khó khăn lớn nhất của SMEs khi tiếp cận với nguồn vốn của NH là thiếu tài sản thế chấp. Do đó họ cần có tổ chức đứng ra bảo lãnh để vay vốn.

Mặc dù từ năm 2001 chính phủ đã có chính sách về thành lập quỹ bảo lãnh TD nhưng việc thành lập quỹ này ở một số tỉnh gặp nhiều khó khăn do quy định muốn thành lập quỹ thì cần có tối thiểu 30 tỷ đồng. Do đó chính phủ nên có những quy định

mở hơn cho phép thành lập quỹ có mức vốn thấp hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng địa phương.

3.2.2. Đối với chính quyền địa phương

- Nên thành lập hiệp hội DN trên địa bàn. Hiệp hội đứng ra bảo lãnh, tín chấp cho DN khi vay vốn.

 Ở mỗi tỉnh nên có một trung tâm thông tin TD để cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho NH.

 Thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm để cho DN có điều kiện quảng bá hình ảnh của mình đến KH, và nếu được KH chấp nhận tạo được uy tín tốt sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh, vốn vay sẽ phát huy tác dụng vừa có lợi cho DN và cả NH.

 Địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh lý TSĐB, giúp thu hồi vốn nhanh.

3.2.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

 NHNo&PTNT Việt Nam nên có sự điều chuyển vốn kịp thời khi chi nhánh gặp khó khăn về vốn, giảm lãi suất cho vay, đồng thời tăng thêm quyền tự quyết cho vay trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị.

 Trong thời gian tới cần mở rộng hệ thống máy ATM tạo điều kiện thuận lợi hơn cho KH.

 Tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ TD về các chuyên đề như: phân tích tài chính DN, thẩm định dự án, marketing NH, kiến thức pháp luật về đất đai… để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong xu thế hội nhập.

 Cần sớm xây dựng và tách bạch quy trình TD với SMES ra khỏi quy trình TD DN chung. Trong đó, cần nghiên cứu để giảm bớt một số bước của quy trình nhằm giảm các chi phí liên quan đồng thời gia tăng tính tự chủ trong quyết định cho vay.

 Cần thực hiện sữa đổi bổ sung các chính sách về tiền lương và chế độ cho hợp lý nhằm giữ chân và thu hút các cán bộ TD có tài, kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề. Đồng thời sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hướng tinh giảm biên chế các bộ phận

khác, bổ sung thêm lực lượng là cán bộ TD có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất tránh tình trạng quá tải trong đầu tư TD.

 Thực hiện đánh giá phân loại nợ và xử lý rủi ro theo đúng quy định, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, gắn trách nhiệm cán bộ có liên quan với từng khoản vay; tiếp tục rà soát điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi đảm bảo sự khớp đúng giữa hồ sơ giấy và hồ sơ trên chương trình IPCAS nhằm đánh giá đúng thực trạng nhóm nợ, chất lượng TD phục vụ cho việc trích lập dự phòng rủi ro tự động trên chương trình IPCAS theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh quảng trị (Trang 60 - 62)