Các giải pháp từ phía NH

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh quảng trị (Trang 52 - 54)

- Phó Giám đốc: Nhiệm vụ chính của phó Giám đốc là thay mặt Giám đốc điều

3.2.1.Các giải pháp từ phía NH

3.2.1.1. Xây dựng một chính sách TD hợp lý

+ Chính sách KH: giữ vững KH cũ và chủ động tìm kiếm KH tiềm năng.

 Giữ vững KH hiện tại:

Đối với KH hiện tại: không ngừng gia tăng sự quan tâm tạo mối quan hệ lâu dài với KH bằng việc tổ chức ký kết các thỏa thuận hợp tác toàn diện. Trên cơ sở đó tổ chức huy động vốn, mở rộng TD, phát triển dịch vụ của NH phục vụ cho những KH này. Cần tránh tư tưởng chủ quan cho rằng KH quen thì đối xử như thế nào cũng được. Bất kỳ một sự sơ suất nào dù là vô tình hay cố ý làm cho KH không hài lòng thì họ sẽ chấm dứt quan hệ với NH và tìm đến NH khác. Vì các NH khác luôn sẵn sàng đón tiếp những KH này. Để duy trì KH cũ, NH nên thường xuyên hỏi thăm, liên lạc để nắm bắt tình hình SXKD và tìm hiểu nhu cầu vay vốn của NH trong tương lai của KH.

Do đó cán bộ NH nên thường xuyên giữ liên lạc với DN, từ đó cán bộ NH có thể nắm bắt tình hình SXKD và tìm hiểu nhu cầu vay vốn của NH trong tương lai của KH. Hay cán bộ NH có thể tư vấn cho KH kinh nghiệm về quản lý tài chính, hướng dẫn KH lập kế hoạch kinh doanh tiếp theo.

 Chủ động tìm kiếm KH tiềm năng:

Khi NH tìm đến KH để mời chào họ vay vốn và sử dụng dịch vụ của NH thì NH sẽ chủ động thẩm định, tìm kiếm các thông tin cần thiết về DN cũng như của dự án, phương án SXKD. Điều này sẽ tránh được tình trạng là khi KH chủ động tìm đến NH

thì thông tin họ cung cấp thông tin sai lệch, không chính xác vì họ có nhiều thời gian để điều chỉnh và xử lý các thông tin này, gây cho NH mất nhiều thời gian và công sức để thẩm định các vấn đề liên quan đến DN.

Có thể nói khâu công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay ít được chú trọng. Nhưng công tác này rất quan trọng vì giảm được rủi ro trong thanh toán nợ vay đồng thời giúp DN có thêm thông tin cũng như sự tư vấn để DN có thể ra quyết định vay nếu họ thấy hài lòng, có lợi với các dịch vụ, sản phẩm của NH.

Hiện nay các DN muốn biết được các sản phẩm, dịch vụ của NH thường phải đến NH để tìm hiểu nhưng việc tìm hiểu gặp rất nhiều khó khăn bởi vì NH chưa có đội ngũ để hướng dẫn và giải thích rõ ràng, chu đáo. Ngoài ra, các DN có thể xem trên Website của NH nhưng sản phẩm chỉ tóm tắt chung chung nên muốn biết rõ, đầy đủ thì không thể. Do đó các NH nên tiếp thị bằng cách phát tờ rơi, dịch vụ điện thoại trả lời trực tiếp những câu hỏi của KH. NH có thể quảng cáo hình ảnh của mình qua quan hệ giao dịch trực tiếp với KH trong quá trình giải quyết nghiệp vụ cho vay.

SMEs thường vay món vay nhỏ, nhiều rủi ro nhưng không thể áp dụng lãi suất cao bởi vì như vậy SMEs không chịu nổi áp lực về chi phí vay vốn. Mà hiện nay SMEs đang gặp khó khăn về vốn cần sự hỗ trợ về ưu đãi lãi suất. NH có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau với ngành nghề kinh doanh có tiềm lực, triển vọng phát triển.

+ Chính sách TSĐB:

TSĐB là điều kiện rất quan trọng mang tính chất quyết định đối với việc cho vay DN có tiềm năng rủi ro cao.

Nhưng TSĐB chưa phải là chỗ dựa an toàn cho hoạt động TD. TSĐB là nguồn thu nợ thứ hai và cũng là nguồn thu nợ cuối cùng của NH một khi KH không trả được nợ nhưng là nguồn thu không mong muốn của NH. Do vậy, không nên quá coi trọng TSĐB khi xem xét điều kiện để cấp TD. Trong khi SMEs không phải lúc nào cũng đủ tài sản để thế chấp, cầm cố.

Trong hoạt động TD, việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ hoàn toàn không đơn giản, thậm chí còn gặp nhiều khó khăn do TSĐB còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, xã hội của địa phương, hệ thống pháp luật, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có

liên quan khi tài sản được đem ra xử lý. Vì vậy điều quan trọng khi xem xét điều kiện TD đó là phương án SXKD có khả thi không, hiệu quả dự án mang lại như thế nào, tình hình tài chính của DN có tốt không, khả năng cạnh tranh của DN như thế nào, năng lực của chủ DN ra sao…Chính những yếu tố này mới quyết định khả năng trả nợ của DN.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng SMES tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh quảng trị (Trang 52 - 54)