Thực trạng việc làm và thu nhập trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Khóa luận THỰC TRẠNG VIỆC làm và THU NHẬP của LAO ĐỘNG NÔNG THÔN xã QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG điền, (Trang 26 - 29)

Việc làm đang là vấn đề khó giải quyết ở nước ta hiện nay cả ở thành thị và nông thôn. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhưng nó cũng làm này sinh nhiều vấn đề cần quan tâm đặc biệt là vấn đề việc làm cho người dân. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đóng cửa làm cho công nhân thất nghiệp hàng loạt. Ở nông thôn, sản phẩm sản xuất ra ít được tiêu thụ làm cho thu nhập của nông dân giảm.

Dân số nước ta tăng nhanh qua các năm nhưng số lượng việc làm hàng năm lại giảm một cách đáng kể. Ở nông thôn tỷ lệ thiếu việc làm còn rất cao do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên khi trái vụ người nông dân có nhiều thời gian nhàn rỗi. Tuy nhiên, họ khó kiếm được một công việc phù hợp trong thời gian này. Chi phí mỗi ngày mỗi tăng trong khi thu nhập không là bao làm cho người nghèo càng nghèo hơn.

Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 70% lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần nông. Năm 2005, năng suất lao động bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 trong công nghiệp và dịch vụ (tính theo GDP bình quân đầu người), 90% hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước là nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông

thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao động.

Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Trong đó vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, phát triển đất nước nói chung.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ năm 1990 đến năm 2003, diện tích đất bị thu hồi để phục vụ cho các mục đích sử dụng trên lên tới 697.410 ha, những năm sau đó, trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng 50 nghìn ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp. Tính bình quân cứ 1 ha đất bị thu hồi sẽ làm cho 13 lao động nông nghiệp bị mất việc; riêng vùng đồng bằng sông Hồng là 15 người. Trong 5 năm (2001-2004), số người bị mất việc do bị thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu trên ở Hà Nội là gần 800.000 người; Hà Nam: 12.360 người; Hải Phòng: 13.274 người; Hải Dương: 11.964 người; Bắc Ninh: 2.222 người; Tiền Giang: 1.459 người; Quảng Ninh: 997 người v.v... Theo tính toán của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, giai đoạn từ 2006-2010, tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia sẽ là 192.212 ha và theo đó sẽ 2.498.756 lao động nông thôn mất việc.

Trên thực tế, diện tích đất nông nghiệp chỉ có hơn 9 triệu ha, chiếm khoảng 28% diện tích của cả nước, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn hiện có khoảng 33.971 ngàn người (chiếm 75,03% tổng lao động cả nước) và sau mỗi năm lại tăng thêm khoảng 45 vạn người. Vì vậy, những lao động nông thôn đã bị thu hồi đất có rất ít cơ hội được cấp lại đất để tiếp tục sinh sống bằng nghề cũ. Do đó, hàng triệu

người, chủ yếu là nông dân lâm vào cảnh không có hoặc thiếu việc làm, thu nhập giảm hoặc không có hoặc thu nhập. Điều đáng chú ý trong số những người bị mất việc nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên (chiếm khoảng 50%) - là nhóm người thường có trách nhiệm tạo thu nhập chính cho gia đình, và ở độ tuổi của họ vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không dễ dàng.

Trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân những vùng bị thu hồi đất như chính sách định cư tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên số lượng nông dân mất việc làm, thiếu việc làm vẫn chưa thể khắc phục triệt để.

Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta phải chấp nhận một “sân chơi” bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ nội địa và nhập khẩu; phải mở cửa thị trường, bảo hộ hạn chế, dỡ bỏ hàng rào thuế quan và tiến tới sự minh bạch trong dự báo chính sách thương mại v.v... Đây là những thách thức lớn đối với các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp.

Công nghệ tiên tiến ngày càng thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp, quy mô sản xuất lớn và đại trà, tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt làm cho các cơ sở sản xuất trong nước trong đó có những hộ kinh doanh cá thể nhỏ, lẻ, manh mún hạn chế về trình độ công nghệ, phương pháp quản lý dễ dàng lâm vào thế yếu, bị phá sản hoặc thu hẹp sản xuất. Quá trình này sẽ dẫn tới sự cạnh tranh về cơ hội việc làm giữa lực lượng lao động mới, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn với lực lượng lao động không có chuyên môn và trình độ kỹ thuật, tay nghề. Một phần trong số đó trở thành lao động dư thừa do sự đào thải và nhu cầu thị trường.

Người nông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Đúng vụ sản xuất nông nghiệp thì công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ kể trên phần lớn là họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống (đối với những vùng nông thôn có làng nghề), buôn bán nhỏ - tham gia lưu thông hàng hoá từ nông thôn ra thành thị (bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm), tham gia vào các chợ

lao động ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các nghề phổ biến như: chuyên chở vật liệu xây dựng, giúp việc gia đình, chăm người ốm ở bệnh viện, phụ việc ở các công trình xây dựng và bất kể các công việc khuân vác, tạp vụ nào mà họ được thuê mướn, hoặc cũng có một số tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động, nhưng chưa nhiều và mức độ đáp ứng các yêu cầu của thị trường này chưa cao... Do tính chất công việc phổ thông, mang tính sự vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và

Một phần của tài liệu Khóa luận THỰC TRẠNG VIỆC làm và THU NHẬP của LAO ĐỘNG NÔNG THÔN xã QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG điền, (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w