BẢNG 9: ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ ĐẾN THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG (Tính bình quân cho 1 lao đông)

Một phần của tài liệu Khóa luận THỰC TRẠNG VIỆC làm và THU NHẬP của LAO ĐỘNG NÔNG THÔN xã QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG điền, (Trang 52 - 55)

3. Công trình thủy lợ

BẢNG 9: ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ ĐẾN THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG (Tính bình quân cho 1 lao đông)

(Tính bình quân cho 1 lao đông)

Khoảng cách tổ (công)

Thuần nông Nông kiêm NN – DV BQC

% Công % Công % Công % Công

< 120 33,33 86,86 17,65 116,71 0 0 15,95 104,08

120 – 180 27,27 140,62 9,41 169,36 11,11 172,22 13,50 158,25

180 – 240 15,15 190,56 43,53 230,06 71,11 230,71 45,40 227,67

> 240 24,25 280,00 29,41 305,15 17,78 260,76 25,15 291,58

BQC 100 164,09 100 226,43 100 229,55 100 214,67

nghiệp không nhiều trong năm. Mặc khác, công việc mà họ làm thêm lại không ổn định, bấp bênh vì vậy đây phần lớn là lao động mà hộ gia đình gặp nhiêug khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, một số lao động khác lại có thể huy động được trên 300 công mỗi năm chiếm 29,41%. Dù đây là tỷ lệ không cao nhưng cũng cho ta thấy số lao động này có công việc ổn định trong năm. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi trong thời gian chính vụ họ vẫn có thêm việc làm ở ngành nghề khác như thợ xây, sửa xe, may vá… Đặc biệt ở đây có làng nghề truyền thống mây tre đan lát làm việc quanh năm tạo ra thu nhập thường xuyên cho nhóm này. Đây cũng là hướng giải quyết việc làm tốt giảm thiểu thời gian nhàn rỗi trong năm của lao động nông thôn. Qua bảng số liệu ta thấy rằng có 45 lao động huy động được công lao động từ 120 – 240 công mỗi năm. Đây là lượng lao động lớn với số công huy động được hằng năm chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của họ. Ngành nghề mà số lao động tham gia trong lĩnh vực này là chằm nón, làm hàng mã chỉ huy động được ít công lao động trong năm do sản phẩm làm ra phụ thuộc vào thị trường không có đầu ra ổn định để họ yên tâm sản xuất.

Huy động được bình quân 229,55 công/năm là nhóm ngành nghê, dịch vụ. trong nhóm này không có lao động làm việc dưới 120 công/năm, nhưng số lao động huy động được số ngày cồn lớn nhất chỉ có 8 lao động với 260,76 công/năm chiếm 17,78%. Đây cũng chưa phải là số ngày công lớn nếu so sánh nhóm nông thôn này với một số vùng nông thôn khác trong huyện. Số lao động hoạt động trong nhóm này hầu hết sử dụng thời gian vào các ngành nghề như: thợ xây, buôn bán tạp hóa, sữa chữa xe máy… Thời gian họ dành cho sản xuất nông nghiệp là rất nhỏ và thậm chí là không có trong tổng số thời gian làm việc của họ.

Hầu hết những lao động hoạt động trong lĩnh vực này có thu nhập tương đối cao, ổn đinh, có khả năng đáp ứng một số nhu cầu khác của cuộc sống ngoài nhu cầu thiết yếu. Họ có thể tham gia vào các dịch vụ giải trí, các hoạt động văn hóa nâng cao đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho chính mình.

Từ phân tích trên ta thấy, trong 3 nhóm thì nhóm ngành thuần nông vẫn còn quá nhiều thời gian nhàn rỗi trong năm. Mỗi năm ngoài thời điểm chính vụ thì thời

gian còn lại lao động không có việc làm, số ngày công đáng ra phải được huy động thì bị bỏ phí. Hiện tượng này cũng xảy ra ở một số vùng nông thôn khác không riêng gì ở xã Quãng Phú. Đây là vấn đề cần được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết ở nông thôn.

3.3.2.3 Ảnh hưởng của độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động

Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian huy động ngày công của lao động trong năm là độ tuổi. Ở những độ tuổi khác nhau thì thời gian làm việc cũng khác nhau. Hầu hết những người lớn tuổi đang ở trong độ tuổi lao động có thời gian làm việc trong năm lớn, số ngày công huy động được nhiều hơn so với các độ tuổi còn lại. Do nhưng lao động này làm việc lâu năm nên có kinh nghiệm sản xuất, có một kiến thức nhất định để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Những người ngoài độ tuổi lao động tuy cũng có kinh nghiệm sản xuất nhưng do sức khỏe kém nên số ngày công huy động được không nhiều. Từ bảng số liệu ta thấy rằng những lao động dưới 20 tuổi chiếm 6,76% chỉ làm việc chỉ làm việc 150,91 ngày /người/năm. Những lao động ở độ tuổi này hầu hết đang đi học nghề, một số khác bỏ học để phụ gia đình hoặc làm việc sau khi đến trường. Những lao động này thường rơi vào hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo. Do tuổi còn nhỏ chưa có kinh nghiệm, sức khỏe, kỹ năng nên thời gian làm việc trong năm là ít.

Từ 20 – 40 tuổi là độ tuổi đang bước vào tuổi lao động, hầu hết là thanh niên và một số lao động lớn tuổi có kinh nghiệm sản xuất, có công việc ổn định. Lao động trong nhóm này là 67 người chiếm 41,10% số lao động và huy động được 208,91 công/người/năm. Một số lao động trong nhóm này là thanh niên đang tìm việc vào những ngày rãnh rỗi nên số ngày công huy động được trong năm là không cao. Số thanh niên này tương lai sẽ là lao động chính của xã, sẽ tạo ra giá trị sản xuất lớn cho toàn xã vì vậy chính quyền xã nên xem xét tạo điều kiện để số thanh niên này có thể phát huy năng lực của mình, giúp cho họ có công việc ổn định để có thể sử dụng tốt nhất sức lao động của họ.

Một phần của tài liệu Khóa luận THỰC TRẠNG VIỆC làm và THU NHẬP của LAO ĐỘNG NÔNG THÔN xã QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG điền, (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w