3. Công trình thủy lợ
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận
I. Kết luận
Là một nước sản xuất nông nghiệp, dân số sống chủ yếu dựa vào nghề nông, phát triển KT- XH cũng bắt đầu từ nông nghiệp nhưng nền nông nghiệp nước ta trước đây vẫn mang tính thủ công chưa có hình thức canh tác hợp lý, chưa có kỹ thuật gieo trồng để tạo ra thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đang từng bước khởi sắc và dần khẳng định vị trí của mình là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Thu nhập của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao, đời sống vật chất tinh thần ngày càng có nhiều biến chuyển tích cực và đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi.
Trên cơ sở phân tích thực trạng việc làm và thu nhập của lao động xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Dân số và nguồn lao động trong xã tăng nhanh. Hằng năm xã phải giải quyết việc làm cho một lượng lớn người tham gia vào lao động gây sức ép cho việc phát triển KT- XH của xã.
- Quỹ đất nông nghiệp hằng năm giảm đáng kể để phục vụ cho sinh hoạt của người dân làm cho năng suất, sản lượng cây nông nghiệp cũng giảm theo các năm trong khi dân số vẫn ngày càng tăng.
- Trình độ văn hóa chuyên môn lao động còn thấp. Hầu hết chỉ qua cấp I, cấp II. Lao động sản xuất chủ yếu dựa và kinh nghiệm, ít được tập huấn hay học qua các lớp chính thức. Vì vậy khó có cơ hội tìm việc cho lao động có thu nhập cao và ổn định.
- Cơ cấu việc làm đa dạng, ngoài trồng trọt chăn nuôi thì ngành nghề dịch vụ cũng được nhiều người chọn làm nghề để tạo thêm thu nhập. Bên cạnh đó, cũng có nhiều lao động chỉ hoạt động lúc chính vụ nơi thời gian nhàn rỗi nhiều gây lãng phí thời gian lao động của chính mình.
- Những lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng lại có thu nhập thấp và bấp bênh do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Cơ cấu thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập.
- Tiềm năng thế mạnh xã còn rất lớn như phát triển kinh tế vườn, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan của xã, mở mang ngành nghề mới, mở rộng quy mô sản xuất. Trong khi đó chính quyền địa phương đang gặp phải khó khăn trong việc huy động vốn, trình độ văn hóa chuyên môn của lao động còn thấp, lao động chưa mạnh tay đầu tư vào sản xuất và sợ rủi ro.
- Xã không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh, giảm sức ép cho từng hộ, cho việc phát triển chung của xã. Khuyến khích lao động giúp đỡ nhau làm kinh tế xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả từng bước cải thiện mức sống cho người dân.
Trên sơ sở thực trạng việc làm và thu nhập của xã chúng tôi đưa ra một số phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế để tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động xã. Một số giải pháp thiết thực giúp cho lao động nơi đây tìm được việc làm và tự tạo việc làm tăng thu nhập cho chính bản thân họ.
2. Kiến nghị
Tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Để những giải pháp đề xuất thực hiện có hiệu quả, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau.
Đối với Nhà nước
- Nhà nước cần có chính sách đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng: thủy lợi, điện, đường, trường, trạm và đầu tư phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn.
- Tập trung đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ mới cho lao động nông thôn, nhất là về công nghệ sinh học đưa những giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất cao, những công nghệ bảo quản và chế biến nông sản những máy móc công nghệ mới cho nông thôn.
- Cần có danh sách khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển trong đó bao gồm kinh tế hộ, kinh tế trang trại, HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng ngành nghề, dịch vụ. Thực iện những nhiệm vụ chủ yếu để CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, tạo môi trường mới, cơ hội mới cho lao động tham gia.
- Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề, hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt ưu tiên cho đối tượng chính sách.
- Nhà nước tích cực hỗ trợ hơn nữa thông qua các chương trình dự án: dự án giải quyết việc làm, dự án dạy nghề cho thanh niên, dự án tri thức trẻ tham gia phát triển kinh tế xã hôi ở nông thôn.
Đối với tỉnh, huyện
- Tỉnh cần hỗ trợ việc đào tạo ngành nghề mới, phát triển ngành nghề truyền thống, chuyển giao công nghệ cho lao động nông thôn, phối hợp sự hỗ trợ của Nhà nước, xã hôi, tổ chức công đoàn cho nhân dân vay vốn với lãi suất thấp để nhân dân sử sụng vốn vào các ngành nghề tạo việc làm tăng thu nhập cho chính mình.
- Phát triển các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho lao động trẻ, tổ chức xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn.
- Tổ chức tốt các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho người lao động.
Đối với xã
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các dự án được đầu tư về xã như bêtông hóa đường giao thông liên thôn, nâng cấp hệ thống kênh mương, tạo dựng hệ thống trường trạm, thư viện. Đặc biệt xã cần xin hỗ trợ của huyện, tỉnh quy hoạch chợ trong xã thuận lợi cho buôn bán, trao đổi hàng hóa.
- Khuyến khích phát triển các tổ chức người dân giúp nhau làm kinh tế. Tạo điều kiện cho hầu hết người lao động tham gia lớp tập huấn dạy nghề đặc biệt cho lao động nữ.
- Đẩy mạnh phối hợp giáo dục ba mục tiêu: dân số- sức khỏe- môi trường cho nhân dân
- Tạo diều kiện giúp đỡ thanh niên tham gia phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, thực hiện tốt các dự án KT – XH trên địa bàn xã.
Đối với lực lượng lao động
Phải ý thức được vai trò, trách nhiêm của mình trong sự nghiệp CNH – HĐH nông thôn, phát huy sức mạnh của mình, yêu lao động, hướng nghề nghiệp và lập thôn, lập nghiệp trên quê hương của mình.
Tích cực tham gia phong trào xã hội của các phần việc để tạo lập quỹ đoàn.