3. Công trình thủy lợ
BẢNG 7: PHÂN TỔ THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG XÃ
STT Khoảng cách tổ (công/năm) Số lượng (người) Cơ cấu (%) BQ (công/năm) Tổ 1 < 120 26 15,95 99,22 Tổ 2 120 - 180 22 13,50 157,70 Tổ 3 180 - 240 74 45,40 226,59 Tổ 4 > 240 41 25,15 296,79 Bình quân chung 163 100 214,67
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Bình quân một lao động xã Quãng Phú làm 214,67 công/năm, phần lớn tập trung ở tổ 3 với 74 lao động chiếm 45,40%, số ngày lao động trong năm của một lao động ở tổ này là 226,59 công/năm. Đây là mức lao động tương đối lớn đối với lao động ở nông thôn nơi hoạt động trồng trọt chỉ manh tính thời vụ và ngành nghề dịch vụ không phải là công việc chính của họ.
Số lao động làm việc bình quân ở tổ 4 cũng chiếm tỷ kệ tương đối lớn với 41 lao động chiếm 25,15% tổng số lao động và số ngày làm việc trong năm của họ là
296,79 công/năm. Đây là số ngày công nhiều ứng với số công việc nhiều giúp cho lao động có thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế chung trên toàn xã và trên hết là nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính bản thân mình.
Nhóm lao động có số nhày công thấp nhất là 26 lao động ở tổ 1, bình quân một năm họ làm việc 99,22 công chiếm 15,95 %. Phần lớn lao động ở nhóm này hoạt động trong lĩnh vực thuần nông nơi sản xuất mang tính mùa vụ và họ ít có công việc bên ngoài để tạo ra thu nhập khi mùa vụ kết thúc. Một phần trong nhóm này cũng hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ mà chủ yếu là đan lát, buôn bán nhỏ thu nhập thấp, bấp bênh và không ổn định, họ không có công việc cụ thể để tạo ra thu nhập hàng tháng cho chính mình. Đây là thực trạng chung của nhiều vùng nông thôn nước ta, vấn đề này cần được các cơ quan quan tâm giải quyết kịp thời.
Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận lao động huy động được 157,70 công/năm. Đó là lao động thuộc nhóm 2 với 22 lao động chiếm 13,50% số lao động điều tra. Đây không phải là số ngày công quá cao trong một năm làm việc và cũng không tạo ra thu nhập quá lớn nhưng cũng duy trì được mức thu đủ để chi tiêu trong gia đình. Những lao động hoạt động trong nhóm này là họ thuần nông với diện tích canh tác lớn cần nhiều công lao động. Một số khác hoạt động trong lĩnh vưc nông nghiệp kiêm ngành nghề, dịch vụ với mục đích tạo thêm thu nhập, ổn định cuộc sống cho hộ.
Qua điều tra thực tế cho thấy, thời gian làm việc giữa các nhóm hộ vẫn có một khoảng cách tương đối lớn. Một số hộ ngành nghề, dịch vụ buôn bán hàng tạp hóa quanh năm hay một số hộ có lao động là cán bộ ở cơ quan Nhà nước có thu nhập ổn dịnh. Họ không phụ thuộc vào tính mùa vụ của sản xuất, thời gian làm việc của họ có thể nói là cố định trong ngày, trong tháng. Lao động thuần nông thì có ngày công thấp hơn so với những lao động khác do hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc điều kiện tự nhiên; hay xảy ra mưa lũ, ngập úng hay nắng gắt gây hạn hán và không thể tiến hành sản xuất được. Với các lao động có cường độ làm việc cao thì hiệu quả sản xuất cũng cao và thu nhập của họ cũng sẽ cao, đời sống của những lao động này ổn định, đảm bảo khả năng đáp ứng các nhu cầu tối thiểu làm
cho lao động hăng say sản xuất vì vậy gánh nặng việc làm đối với Nhà nước và các cấp cơ sở ở địa phương cũng sẽ giảm.