STT Khoảng cách

Một phần của tài liệu Khóa luận THỰC TRẠNG VIỆC làm và THU NHẬP của LAO ĐỘNG NÔNG THÔN xã QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG điền, (Trang 60 - 61)

3. Công trình thủy lợ

STT Khoảng cách

Khoảng cách tổ (1000 đồng) Số lượng (người) Cơ cấu (%) TNBQ (1000đồng/người) Tổ 1 < 7000 24 14,72 5891,08 Tổ 2 7000 - 10000 39 23,93 8141,43 Tổ 3 10000 - 13000 51 31,29 11550,61 Tổ 4 > 13000 49 30,06 16551,33 Bình quân chung 163 100 11404,87

(Nguồn: Số liệu điều tra 2009) Từ bảng số liệu ta thấy rằng tổ có thu nhập thấp nhất là tổ 1 với 24 người chiếm 14,72% số lao động có thu nhập bình quân là 5891,08 nghìn đồng/người. Đây là mức thu nhập thấp ở nông thôn, hàng tháng họ chỉ làm ra khoảng 500 nghìn đồng, với số tiền ít ỏi này sẽ không đủ để chi phí cho một hộ gia đình. Những lao động có thu nhập thấp như thế này thường rơi vào hộ nghèo, đông con. không có công việc ổn định, hoạt động nông nghiệp không đủ nuôi sống chính họ. Những lao động nhóm này hầu hết là lao động thuần nông, họ chủ yếu làm việc vào thời gian chính vụ, ngoài thời gian này họ không tham gia nghề phụ nào khác.

Tổ 2 gồm 39 lao động có thu nhập bình quân 8141,43 nghìn đồng/năm. mức thu nhập này tuy lớn hơn tơ 1 nhưng vẫn còn thấp. Ở mức này lao động cũng sẽ khó chi trả cho cuộc sống thường ngày. Lao động ởn nhóm này cũng là lao động thuần nông, một số lao động nông kiêm có công việc không ổn định, thu nhập thấp, nông nghiệp vẫn là ngành nghề chính; cây lúa, cây lạc vẫn là cây trồng ưu tiên. Họ không

có khả năng đầu tư vốn cho giống cây khác có hiệu quả cao hơn. Cuộc sống vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn khi không được hỗ trợ từ các cấp chính quyền.

Tổ 3 gồm 51 lao động chiếm 31,29% số lao động là những người có thu nhập bình quân 11550,61 nghìn đồng/người/năm. Đây là mức thu nhập phổ biến ở nông thôn. Với mức thu nhập này họ có thể đáp ứng được nhu cầu hằng ngày và một số nhu cầu khác ở mức có thể.

Cao nhất là lao động có mức thu nhập trên 13000 nghìn đồng/năm. Trong nhóm này có 49 người chiếm 30,06% số lao động với mức thu nhập bình quân là 16551,33 nghìn đông/người/năm. Đây đa số là những lao động nông kiêm hoặc ngành nghề- dịch vụ có công việc ổn định và mức thu nhập hàng tháng tương đối khá. Trong nhóm này cũng có một số cán bộ Nhà nước làm việc trong các cơ quan và thường được thưởng cuối năm. Một số lao động thuần nông cũng ở trong nhóm này do diện tích canh tác họ nhiều, có kỹ thuật canh tác hợp lý, chủ động đầu tư vốn để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ đây ta cũng thấy trên địa bàn xã có sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa các lao động, giữa các hộ gia đình, sự khác nhau này chủ yếu là do phương thức sản xuất và ngành nghề mà người lao dộng tham gia.

Một phần của tài liệu Khóa luận THỰC TRẠNG VIỆC làm và THU NHẬP của LAO ĐỘNG NÔNG THÔN xã QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG điền, (Trang 60 - 61)