Theo Jakobson(7), tính chất song song trong thơ được khám phá qua nhiều giai đoạn:
Từ ngữ "song song" xuất hiện lần đầu trong thi học năm 1778, khi Robert Lowth khảo sát về thơ cổ tiếng Hébreu của người Do Thái, tuyên bố: "Tơi gọi tính chất liên vận giữa hai câu thơ là tính song song." Hai từ, hai ngữ đoạn hoặc hai câu thơ cạnh nhau được gọi là song song khi chúng đáp ứng tính chất sau đây: Tương đương hoặc đối lập về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa. Lowth phân biệt ba loại song song:
Song song tương đồng: Hai câu thơ đi đơi, cĩ quan hệ tương đồng trong âm và nghĩa.
Chịng chành như nĩn khơng quai
Như thuyền khơng lái, như ai khơng chồng. (Ca dao)
Song song đối ngẫu: Vế đối vế, từ đối từ. Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn,
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa. (Cung Oán)
Song song tổng hợp: Hai câu thơ cạnh nhau cĩ quan hệ tương liên, câu sau bổ nghĩa cho câu trước, cả hai hợp thành một tồn bộ hồn chỉnh.
Thuở trời đất nổi cơn giĩ bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. (Chinh Phụ Ngâm)
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. (Kiều)
(Song song tổng hợp giữ một địa vị quan trọng trong thơ cổ điển, chúng tơi sẽ trở lại vấn đề này).
Ba thể loại song song ấy tính chất khác nhau, hiệu quả khác nhau, hiện diện trong cấu trúc thi ca, tạo nên một tồn thể đa dạng và thẩm mỹ.
Năm 1928, J. F. Davis trong khi khảo sát thơ Trung Quốc, đã tìm thấy tính chất song song tổng hợp mà Lowth cịn gọi là Tổng hợp - Xây dựng, như một đặc tính cơ bản trong cấu trúc hình thức thơ Trung Quốc.
François Cheng sau này (1977), khi khảo sát ngơn ngữ thơ Trung Quốc, coi nguyên lý song song như sự thể hiện tư tưởng triết học biện chứng Trung Quốc, xây dựng trên nguyên tắc tuần hồn và đối cực giữa âm và dương, giữa khơng và cĩ, đặc biệt trong thơ Ðường.
*
Sự khám phá tồn diện về tính chất song song trong thơ kim cổ thuộc về Gérard Manley Hopkins. Trong một bài báo, khi cịn là sinh viên, thiên tài này đã khám phá ra nguyên lý: "Tất cả thủ pháp của thi ca dựa trên nguyên tắc song song" (Toute forme d'artifice se réduit au principe du parallélisme). Thơ dựng trên cấu trúc song song liên tục, đối cực hay đồng chiều:
Song song trong nhịp điệu: Nhắc đi nhắc lại một số chu kỳ ngắt câu: 2/2/2: Dưới dịng / nước chảy / trong veo
Bên cầu / tơ liễu / bĩng chiều / thướt tha (Kiều)
2/2/3: Sĩng gợn / tràng giang / buồn điệp điệp Con thuyền / xuơi mái / nước song song (Huy Cận)
3/3: Mai cốt cách / tuyết tinh thần (Kiều)
4/4: Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười (Kiều)
v.v...
Song song trong âm luật: Lập lại một số chu kỳ chữ: bốn chữ, ngũ ngơn, lục bát, song thất, song thất lục bát, ...
Tám chữ: Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sơng trơi
Du khách đi, du khách đã đi rồi. (Xuân Diệu)
Song song trong niêm luật: (bằng trắc) Ngũ ngơn: Cử nhân cậu Ấm Kỷ
Tú tài con Ðơ Mỹ Thi thế cũng địi thi Ối khỉ ơi là khỉ (Tú Xương)
Song song trong sự láy âm vị (phonème) Láy nguyên âm:
Ðố ai biết lúa mấy cây
Biết sơng mấy khúc biết mây mấy tầng (Ca dao)
Láy phụ âm:
Ðầu tường lửa lựu lập lịe đâm bơng (Kiều) Những luồng run rẩy rung rinh lá (Xuân Diệu) Láy âm tiết:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời (Xuân Diệu) Láy hình vị (morphème):
Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình Cung Oán) Láy từ:
Giĩ theo lối giĩ mây đường mây (Hàn Mạc Tử) Láy đoản ngữ (cụm từ):
Làm cho cho mệt cho mê
Làm cho đau đớn ê chề cho coi (Kiều) Láy câu:
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mơng (Bích Khê) Người ơi! Người ở đừng về
Người ơi! Người ở đừng về (Quan họ Bắc Ninh)
Nguyên lý song song trong thơ phải chăng đi từ song song trong từ láy? Hay bắt nguồn từ tuổi thơ khi trẻ con ê a lập lại tiếng mẹ đẻ? Bập bẹ tập nĩi, con người đã ứng xử song song trước cuộc đời? Hay song song thể hiện cái lý nhị nguyên trong đời sống qua hai yếu tố âm dương kết hợp?
Dù sao chăng nữa, song song khơng phải là sự lập lại tầm thường mà đĩ là một cấu trúc nghệ thuật cĩ tổ chức, nằm trong một tổ chức rộng lớn hơn: hệ thống ngơn ngữ. Và François Cheng đã khơng lầm khi ơng nĩi một cách rất hàm súc: nguyên lý song song là một toan tính tổ chức khơng gian trong diễn biến thời gian của ký hiệu ngơn ngữ (tentative d'organisation spatiale des signes dans leur déroulement temporel)(8).
A: Thuở trời đất nổi cơn giĩ bụi Thiên địa phong trần
B: Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Hồng nhan đa truân
Hai câu thơ Chinh Phụ Ngâm nĩi về số kiếp gian truân của người phụ nữ trong cơn phong trần chung của cuộc đời. Câu A, tiền đề, bối cảnh vũ trụ (trời - đất) mênh mơng, mịt mùng giĩ bụi. Câu B đến sau, đi vào thực tiễn số phận con người, người phụ nữ. Câu A mở rộng khơng gian vũ trụ. Câu B đi vào thế giới nhân sinh. Tính cách vừa độc lập, vừa chuyển tiếp, vừa bổ xung, đối xứng, hiện
diện đầy đủ trong hình thức song song này. Ðộc lập: vì cả hai tách rời đã là một "thể" (forme) tồn bích. Ðối xứng: vì đối diện vũ trụ với con người. Nhưng khi để cạnh nhau thì lập tức phát sinh sự chuyển tiếp và một sức hút vơ hình giữa A và B: Câu A đã làm xong chức năng nghệ thuật. Cĩ thể đứng vững một mình. Câu B đến. Khơng phải để tiếp tục ý nghĩa và hình ảnh của câu A, mà để mở ra một bối cảnh khác. Bối cảnh thứ hai này, vừa song song với bối cảnh thư nhất, vừa đối cực với bối cảnh thư nhất (vũ trụ trời đất - thế giới nhân sinh), vừa cĩ tính cách xác định câu đầu (trời đất và nhân sinh cũng đảo điên giống nhau), vừa biện hộ cho sự hiện diện của chính mình (chẳng hạn như số phận của người đàn bà).
Tính chất vừa đối đáp vừa bổ xung giữa hai yếu tố độc lập làm thành một tồn thể nhất quán và hồn chỉnh khiến như cả hai tự cấu tạo một vũ trụ riêng, bền bỉ, trong khơng gian, thốt khỏi sự tàn phá, hủy hoại của thời gian để trở thành vĩnh cửu.
Paris 3/1995
Chú thích:
(1) André Georges Haudricourt (1911) chứng minh rằng tiếng Việt khơng thuộc dịng Hán, mà thuộc họ Nam Á, và cĩ liên lạc mật thiết với ngơn ngữ của các dân tộc thiểu số trên đất Việt. (2) Hình vị (morphème): đơn vị nhỏ nhất của ngơn ngữ, cĩ ý nghĩa.
(3) Hình vị tự do: tự nĩ cĩ thể làm thành một từ như: lạnh, mờ, ..
(4) Hình vị giới hạn: tự nĩ khơng làm thành một từ như lẽo trong lạnh lẽo, trẻo trong trong trẻo, v. v...
(5) Nguyễn Phan Cảnh trong Ngơn Ngữ Thơ cho rằng từ láy âm nhịe hơn láy nghĩa, vì ấn tượng âm thanh khĩ xác định hơn ấn tượng về ý nghĩa.
(6) từ năm 1952, trong Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo, Hồng Xuân Hãn đã chứng minh Phan Huy Ích là dịch giả bản Chinh Phụ Ngâm hiện dùng.
(7) Questions de poétique (Những vấn đề thi học), Roman Jakobson, Editions du Seuil, 1973 (8) L'écriture poétique chinoise - François Cheng, Editions du Seuil, Paris 1982.
Thụy Khuê
Cấu Trúc Thơ