Tỉnh lược chủ từ

Một phần của tài liệu Đôi lời về cấu trúc thơ (Trang 78 - 79)

I. Lựa chọn và kết hợp

1- Tỉnh lược chủ từ

Trong giao tế xã hội, nĩi trống khơng là một cách nĩi thơng dụng:

- Ði đâu đấy? - Ðau lắm à?

- Khơng muốn thì thơi!

Những câu nĩi trên, tuy khơng cĩ chủ từ nhưng người nĩi biết chắc đối tượng của mình: hoặc nĩi với người thân, hoặc muốn nĩi xẵng.

Trong những câu tục ngữ như: "Ăn vĩc học hay", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"... sự thiếu vắng chủ từ ngụ ý: ai làm chủ từ cũng được, kinh nghiệm sống hay bài học luân lý áp dụng cho tất cả mọi người. Luân lý trở thành chân lý.

Trong thơ, sự cố tình lược bỏ chủ từ cĩ những dụng ý khác: phiếm định hĩa câu thơ để mở ra nhiều ý nghĩa, nhiều hình ảnh.

Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt Khép phịng đốt nến, nến rơi châu (Hàn Mặc Tử)

Hai câu thơ trên của Hàn Mặc Tử như để nĩi với chính mình về niềm cơ đơn của mình. Thoạt nhìn, cĩ hai hình ảnh đối xứng: mở cửa nhìn trăngkhép phịng đốt nến, tuy khơng biết ai làm chủ hai động tác ấy, nhưng cả hai đều dẫn đến kết quả u hồi, trống trải, cơ quạnh. Ngồi khả năng đối chiếu hình ảnh và ngữ nghĩa từng câu, từng chữ (mở cửa - khép phịng), (nhìn trăng - đốt nến), (trăng - nến), (tái mặt - rơi châu), cấu trúc hình thức cịn mở ra những bình diện khác:

Hai động từ "mở" và "khép" vì vơ chủ, cho phép người đọc "vận" câu thơ vào mình, hoặc vào đối tượng của mình: Sát nhập niềm cơ đơn của tác giả vào tâm cảm của mình, hoặc của người yêu. Một mặt khác, các ẩn dụ "trăng tái mặt", "nến rơi châu", vừa chỉ trăng, nến (vật thể), vừa nhân cách hĩa trăng, nến: trăng nến cĩ thể là hiện thân của người yêu đối diện với chính mình, hoặc vừa là người yêu, vừa là mình. Trong giả thiết đĩ, các mệnh đề "trăng tái mặt", "nến rơi châu" trở thành chủ từ của mở và khép. Nhân sinh "trăng tái mặt" kia mở cửa nhìn trăng "thật". Con người "nến rơi lệ" kia khép phịng đốt nến "thật". Và nếu trăng là người yêu, nến là ta, thì sự xa cách trở nên ngàn trùng mà cũng vơ cùng gần gụi... Niềm cơ đơn khơng cịn đơn mỏng nữa, mà đã vời vợi, đa tầng, chập trùng những hình ảnh hư

hư thực thực, đớn đau, u uẩn, xa cách mà cũng gần gụi vơ ngần.

Trường hợp câu thơ "Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách" đưa ra một bối cảnh khác: Ai đưa khách? Bến Tầm Dươngcanh khuya là những bổ ngữ

(complément) chỉ địa điểm và thời gian. Vậy người "đưa khách" cĩ thể là Bạch Cư Dị, là Phan Huy Vịnh, là tơi, là ta, là ai cũng được. Khơng phải là "tiễn khách" mà là "đưa khách", mới đẹp và đau (bản chính là tống khách: Tầm Dương giang đầu dạ tống khách). Sự vắng mặt của chủ từ cịn bầy ra những hình ảnh khác: Cĩ thể chính cái bến Tầm Dương ấy đang "đưa khách" trong đêm khuya, hoặc chính cái "canh khuya" ấy đang "đưa người" trên bến. Do đĩ, khơng chỉ mình người kỹ nữ đưa khách mà cả thời gian, khung cảnh và con người cũng đưa khách với nàng, như nàng.

Tĩm lại, sự tỉnh lược chủ từ đưa đến tình trạng nhập nhịe -nhưng khơng hỗn loạn- ý nghĩa. Và sự nhập nhịe ý nghĩa đưa đến những hình ảnh khác, những niềm riêng khác, những cảm xúc khác, những nhận thức khác... cho câu thơ và cho mọi tầng lớp độc giả.

Tính chất phổ quát của thơ nằm ở chỗ đĩ, cho nên khi nĩi về thơ, mà chỉ chú trọng và phơ trương "tính chất dân tộc" như một yếu tính nịng cốt để nhận diện giá trị, là đã phần nào tự giới hạn thơ trong một miền, một vùng... Thơ khơng hẹp hịi như thế, thơ cĩ khả năng vượt biên giới -dù dưới dạng thức ngơn ngữ nào. Văn học hiện đại chú trọng đến ngơn ngữ như một yếu tố nội tại của con người: ngơn ngữ cấu tạo nên nhân vật trong kịch, ngơn ngữ hình thành tác phẩm văn chương (khơng phải cốt truyện và tình tiết). Và khơng lạ khi Noam Chomsky, nhà ngữ học tạo sinh coi ngơn ngữ như một sự tạo tác và sinh động khơng ngừng, chủ trương phải khảo sát các phát ngơn trong cả chiều sâu, ở căn bản của tri thức và ý thức, trước khi đi đến bề mặt của hình thức phát hiện. Cái chiều sâu, cái căn bản sinh ra phát ngơn ấy là gì? nếu khơng là niềm đau, nỗi khổ, sự ham muốn... nằm trong tư duy của con người: Nỗi đau ở đâu cũng đau thơi, và cảm xúc của con người khơng mang căn cước. Phong cách Việt, hay tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ấn, tiếng Wanda,... chỉ là hình thức phát ngơn khác nhau về những điệu tâm hồn và thể xác nhân loại.

Một phần của tài liệu Đôi lời về cấu trúc thơ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w