Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình
là một câu xồng, nhưng tĩm lược được nội dung tâm lý của tác phẩm và tư tưởng Nguyễn đình Chiểu, chỉ cần nhớ một câu ấy thơi là đủ. Mấy câu mở đầu truyện Kiều cũng vậy, kiến trúc ngơn ngữ tầm thường:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng
Phan Ngọc, trong cuốn "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều" (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1985) đã chứng minh bốn câu thơ tầm thường trên đây phản ảnh thuyết "tài mệnh tương đố" -chủ đề truyện Kiều- là một lý thuyết độc đáo mà Nguyễn Du tìm ra, phát xuất ở chính sự chiêm nghiệm cuộc đời trong thời Lê mạt - Nguyễn sơ, chứ khơng phải một sáo ngữ tầm thường như ta
N hưng giáo sư Hồng Xuân Hãn, trong một buổi phỏng vấn truyền thanh trên đài RFI (Pháp) vào tháng 11/1995 về cơng trình nghiên cứu để tái lập văn bản truyện Kiều (gần) như Nguyễn Du đã viết, chứng minh rằng Kiều được sáng tác vào thời Tây Sơn, và thực ra, Nguyễn Du viết:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trơng thấy đã đau đớn lịng
chứ khơng phải mà đau đớn lịng. Chữ đã chỉ tâm trạng đớn đau của Nguyễn Du, khi thấy dịng họ Nguyễn Tiên Ðiền, nổi tiếng về văn học, phần lớn làm quan đầu triều, thời Lê Trịnh, đã bị dập vùi, chao đảo trong cảnh Tây Sơn diệt Trịnh, đàn áp nhà Lê.
Tĩm lại thiên tài của Nguyễn Du là qua tâm sự của chính mình, qua những bất hạnh, nổi trơi của gia đình mình, mà vẽ nên bức họa thời đại, và qua bức họa thời đại, biểu trưng chân lý muơn thuở "tài mệnh tương đố". Vì lý do ấy mà những câu
Kiều trên đây trở thành bất tử.