Trở về phương diện thực tế ngữ học, tiếng Việt hay lược bỏ động từ, nơi mà người Pháp dùng động từ être (thì, là), người Việt tránh Trong Việt Nam Văn

Một phần của tài liệu Đôi lời về cấu trúc thơ (Trang 80 - 85)

I. Lựa chọn và kết hợp

b. Trở về phương diện thực tế ngữ học, tiếng Việt hay lược bỏ động từ, nơi mà người Pháp dùng động từ être (thì, là), người Việt tránh Trong Việt Nam Văn

người Pháp dùng động từ être (thì, là), người Việt tránh. Trong Việt Nam Văn Phạm, Trần Trọng Kim giải thích: "Khi tiếng chủ từ đã đi với tiếng tĩnh từ để chỉ cái thể của chủ từ, thì khơng cĩ động từ nữa (bởi vì cơng dụng của tĩng từ ở đây là để chỉ cái thể của chủ từ, cũng như động từ để chỉ cái dụng của chủ từ). Ví dụ: Người này giỏi, việc ấy khĩ, con chĩ dữ, v.v... Trừ khi chủ từ là danh từ hay đại danh từ và cĩ tiếng danh từ khác đứng làm túc từ, thì phải cĩ động từ là đứng ở giữa:

Việc này là việc khĩ. Người ấy là ai?"

Quy tắc văn phạm tiếng Việt này dẫn đến một số nhận xét lý thú trong văn thơ: Vẫn theo lối đặt câu khơng cĩ động từ như trên, nếu người viết thay thế một từ đơn bằng một từ láy (láy âm hoặc láy nghĩa), thì câu văn thường, cĩ thể biến thành ... thơ:

lạnh ---> buồng khơng lạnh như tờ (văn)

lạnh ---> lạnh ngắt (láy nghĩa) ---> buồng khơng ngắt lạnh nhưtờ (Kiều)

xanh ---> xanh ngắt (láy nghĩa) ---> ngàn dâu xanh ngắt một má (Kiều)

vân ---> cái vỏ vân (văn)

vân ---> vân vân (láy âm) ---

> cái vỏ vân vân (ca dao)

Những nhận xét trên đây cho thấy rằng: Từ văn sang thơ, cĩ khi chỉ cần láy một từ, láy làm nhịe ý, tăng cường độ phiếm định, chuyển văn thành thơ, do đĩ vai trị quan trọng của từ láy trong ngơn ngữ nghệ thuật (chương VIII).

Riêng về hai câu ca dao Quả cau nho nhỏ

Cái vỏ vân vân

khơng cĩ động từ cho nên các chữ xích lại gần nhau, tạo sức hút nội tại giữa những đơn vị ngữ nghĩa. Ðồng thời những chữø nho nhỏ và cái vỏ,û nhờ sự đồng âm, tự tạo một thế liên hồn thành một dịng tư tưởng nhất quán khiến hai câu ca

dao "Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân" khĩ tách, khĩ rời. Như thể âm gọi âm, nghĩa gọi nghĩa. Hiện tượng này dường như đã bị chỉ đạo ngầm bởi trạng thái quấn quít giữa quả cam và cái vỏ, nho nhỏ và vân vân... để giáo đầu cho sự quấn

quít anh-anh, em-em đi sau:

nay anh học gần mai anh học xa

Vũ Ngọc Phan trong Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam cho rằng quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân khơng cĩ liên hệ gì tới nay anh học gần, mai anh học xa. Cĩ chứ: Hình ảnh nào tha thiết và gợi cảm cho bằng anh-em quấn quít, khăng khít như cau với vỏ (chữ vỏ cịn cĩ nghĩa là vỏ để ăn trầu, và dĩ nhiên là cĩ họ hàng với "trầu

cau"...). Nhưng tất cả những điều chúng ta vừa nĩi ra trên đây quá lộ liễu, đã đụng đến phong cách tế nhị của câu ca dao, chạm vào cái duyên thầm của cau với vỏ: ngồi xanh mà nhai vào thì hĩa đỏ hồng, dậy lửa.

chiếc buồm nho nhỏ ngọn giĩ hiu hiu nay nước thủy triều mai lại nước rươi

tạo thành một tổng thể nhất quán hịa hợp khăng khít thiên nhiên và tâm cảnh, báo hiệu cho những câu thơ kế tiếp nĩi lên sự khăng khít của đơi tình nhân, mặc dù tình yêu và cuộc đời cĩ lên ghềnh, xuống thác:

Sơng sâu sĩng cả em ơi Chờ cho sĩng lặng Buồm xuơi, ta xuơi cùng

Trĩt đa mang vào kiếp bềnh bồng, Xuống ghềnh lên thác,

Một lịng ta thương nhau...

Vẫn trong địa hạt lược bỏ động từ, câu thơ sau đây của Nguyễn Du mở ra những bình diện khác nữa:

Vĩ câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh (Kiều)

Cấu trúc vắng động từ ở đây cĩ nhiều tác dụng:

- Tác dụng quấn hút giữa vĩ câu và khấp khểnh, bánh xe và gập ghềnh tương tự như quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân mà chúng ta vừa phân tích ở trên.

- Tác dụng độc lập hĩa từng từ một dẫn đến khả năng chiếu trục lựa chọn trên trục kết hợp khiến các từ cĩ thể kết hợp trong một trật tự khác để gợi ra những hình ảnh đối lập với câu thơ nguyên thủy: vĩ câu gập ghềnh - bánh xe khấp khểnh.

- Ngồi ra hai tĩnh từ khấp khểnh và gập ghềnh trong âm đã gợi nghĩa, trong nghĩa đã cĩ âm, chúng biến câu thơ thành một hợp tấu hịa cảnh.

- Vì khơng cĩ động từ nên những tĩnh từ gập ghềnh, khấp khểnh cĩ thể thay thế động từ, chúng chuyển từ thể tĩnh sang thể động và làm cho câu thơ cĩ một chuyển động. Sức chuyển động đĩ khơng chỉ dừng lại ở vĩ câu, bánh xe, mà cịn dẫn chúng ta liên tưởng đến sự chuyển động của con đường, và âm thanh khấp khểnh, gập ghềnh cũng lại phù hợp với trạng thái và biến chuyển của con đường.

Sau cùng, chuyển động ngựa, xe, đường... cuốn theo chuyển động của người trong xe: hình ảnh khấp khểnh, gập ghềnh đồng điệu với hành vi mờ ám, đê tiện của Mã Giám Sinh, và ai bảo là khơng nĩi lên tâm trạng phập phồng lo sợ, khúc mắc, địi đoạn trong lịng Kiều, khi nghe những dư ba đoạn trường, đa âm, đa nghĩa đĩ?

c. Trong thơ tạo sinh, Lê Ðạt lược bỏ động từ với chủ đích khác thơ cổ điển:

Mùi mưa xưa / lịng chưa lạnh / phố nhau đầu

(Bĩng Chữ, trang 20)

Hình ảnh cuối phố nhau đầu khơng cĩ động từ. Vì khơng cĩ động từ nên người đọc cĩ thể "thử" vài động từ xem sao:

đầu (đi bên) nhau (ngồi) phố phố (chụm) đầu nhau

đầu phố (gặp) nhau (yêu) nhau đầu phố (hẹn) nhau đầu phố v.v...

Mỗi lền "thử" một động từ, người đọc lại tìm ra một bối cảnh mới, lượng sáng tạo tùy thuộc lượng ẩn số của động từ do người đọc tưởng tượng ra.

Một câu thơ khác:

Em rất (là) thu? Thu rất (là) em? Em rất (yêu) thu? Thu rất (quý) em? Em rất (giống) thu?... Người đọc cĩ thể ... "điền vào chỗ trống" những động từ "của mình", do mình "sáng tạo". Bởi vì nhà thơ "giấu" động từ nên câu thơ cĩ khả năng biến ảo, và đĩ là một trong những tính cách tạo sinh trong thơ Lê Ðạt.

Tháng 2/1995

Chú thích

(1) Cours de linguistique générale (Giáo trình ngơn ngữ học đại cương), Ferdinand de Saussure, Ed. Payot, Paris 1972.

(2) Trục lựa chọn và trục kết hợp của Jakobson tương ứng với quan hệ liên tưởng (rapports associatifs) và quan hệ ngữ đoạn (rapports syntagmatiques) của de Saussure. Sau này các nhà ngữ học trong trường phái chức năng cịn gọi là trục hệ hình (axe paradigmatique) và truc tuyến hình (axe syntagmatique).

(3) Trong Ngơn Ngữ Thơ, NXB Ðại Học và Giáo Dục Chuyên Nghiệp (Hà Nội 1987), Nguyễn Phan Cảnh đã phân tích quá trình hình thành câu "Tơi ăn cơm" rất tường tận. (4) Trong Vấn Ðề Chuẩn Ngơn Ngữ Qua Lịch Sử Ngơn Ngữ Học, NXB Giáo Dục-1993, giáo sư Hồng Tuệ dịch arbitraire là võ đốn và một số sách ngơn ngữ học khác cũng vậy. Chúng tơi nghĩ rằng võ đốn khơng bao gồm tồn diện ý nghĩa của chữ arbitraire, theo de Saussure, cịn ngụ cả khía cạnh tùy tiện nữa.

Thụy Khuê

Một phần của tài liệu Đôi lời về cấu trúc thơ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w