III. Tiến trình lên lớp:
Tiết 25 § 16 HỢP CHẤT CỦA CACBON
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức Học sinh biết: - Cấu tạo phân tử CO và CO2.
- Biết tính chất vật lí, hoá học, cách điều chế CO và CO2. - Tính chất vật lí, hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat. - Ứng dụng của các hợp chất cacbon.
- Ảnh hưởng của CO2 đến môi trường. 2. Kỹ năng
Củng cố kiến thức về liên kết hoá học.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các hợp chất cacbon trong đời sống.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập lý thuyết và tính toán có liên quan.
II. Phương pháp giảng dạy
- Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Hoá chất và dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn. 2. Học sinh
- Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp 2. Bài cũ
- Trình bày tính chất hoá học cơ bản của cacbon và cho thí dụ minh họa. Ứng dụng của một số dạng thù hình cacbon.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
Yêu cầu học sinh viết cấu tạo của CO ? So sánh CO với N2 ? Nhận xét tính chất vật lý của CO ?
Hoạt động 2 Tính chất vật lý của CO
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu và trả lời. Chú ý độc tính của CO. Giáo viên giải thích
Học sinh viết cấu tạo của CO và so sanh với nitơ.
Học sinh trả lời tính chất vật lí của CO
CO là khí không màu, không mùi, không vị. Khí CO rất độc.