Thứ năm, ngày 07 tháng 10 năm

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 3- tuần 5 (Trang 32 - 35)

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Thứ năm, ngày 07 tháng 10 năm

Chính tả

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp đoạn văn. Từ bài chép, củng cố cách trình bày bài thơ thể bốn chữ : chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Tất cả các chữ đầu dòng thơ viết cách lề vở 2 ô li.

1. Kĩ năng : Chép lại đúng chính tả, chính xác bài thơ Mùa thu của em. - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oam )

- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : l / n hoặc vần en, eng.

2. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị :

- GV : bảng phụ viết bài thơ Mùa thu của em

- HS : VBT

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS PhươngPháp

1.

Khởi động : ( 1’ )

2.

Bài cũ : ( 4’ )

- GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng.

- Giáo viên nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ.

3.

Bài mới :

Giới thiệu bài : ( 1’ )

- Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em :

• Chép lại đúng chính tả, chính xác

bài thơ Mùa thu của em.

• Làm đúng các bài tập phân biệt

tiếng có âm, vần dễ lẫn : l / n hoặc vần en, eng.

Hoạt động 1 : hướng dẫn

học sinh nghe - viết ( 24’ )

Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

- Giáo viên đọc đoạn văn - Gọi học sinh đọc lại đoạn văn .

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài :

+ Mùa thu thường gắn với những gì

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm hình

- Hát

- Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

- 2 học sinh.

- Học sinh nghe Giáo viên đọc - 2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.

- Học sinh đọc thầm

- Mùa thu gắn với hoa cúc, cốm mới, rằm Trung thu và các bạn HS sắp đến trường.

Vấn đáp thực hành

thức bài thơ :

+ Tên bài viết ở vị trí nào ? + Bài thơ viết theo thể thơ nào ? + Bài thơ có mấy khổ ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ ?

- Giáo viên gọi học sinh đọc từng khổ thơ. + Cuối mỗi câu có dấu gì ?

+ Trong bài thơ những chữ nào phải viết hoa ?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : nghìn, mở, mùi hương, ngôi trường, thân quen, lá sen

Học sinh chép bài vào vở

- GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.

- Cho HS chép bài chính tả vào vở.

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.

Chấm, chữa bài

- Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :

+ Bạn nào viết sai chữ nào?

- GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.

- Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết

- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.

- GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)

Hoạt động 2 : hướng dẫn

học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )

Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Cho HS làm bài vào vở bài tập.

- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Giáo viên cho cả lớp nhận xét.

- Gọi học sinh đọc bài làm của mình

Sóng vỗ oàm oạp

Mèo ngoạm miếng thịt

Đừng nhai nhồm nhoàm

Bài tập 2a : Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Cho HS làm bài vào vở bài tập.

- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Giáo viên cho cả lớp nhận xét.

- Gọi học sinh đọc bài làm của mình

+ Giữ chặt trong lòng bàn tay : ………... ……….

- Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. - Bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ - Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có 4 dòng thơ

- Học sinh đọc

- Cuối mỗi câu có dấu chấm.

- Trong bài thơ những chữ phải viết hoa là các chữ đầu dòng thơ, tên riêng : chị Hằng.

- Học sinh viết vào bảng con

- Cá nhân

- HS chép bài chính tả vào vở

- Học sinh sửa bài

- Học sinh giơ tay.

- Điền tiếng thích hợp có vần oam vào chỗ trống :

- HS làm bài vào vở bài tập. - HS thi tiếp sức làm bài tập - Lớp nhận xét.

- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :

- HS làm bài vào vở bài tập. - HS thi tiếp sức làm bài tập - Lớp nhận xét.

- Nắm

- Lắm

Thực hành thi đua

+ Rất nhiều :………..………..…..………. + Loại gạo thường dùng để thổi xôi, làm bánh :……….

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b - Cho HS làm bài vào vở bài tập.

- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Giáo viên cho cả lớp nhận xét.

- Gọi học sinh đọc bài làm của mình

+ Loại nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ thổi hơi vào :……..

+ Vật bằng sắt, gõ vào thì phát ra tiếng kêu để báo hiệu :………

+ Vật đựng cơm cho mỗi người trong bữa ăn :…………

- Gạo nếp

- Tìm các từ chứa tiếng có vần en hoặc eng có nghĩa như sau :

- HS làm bài vào vở bài tập. - HS thi tiếp sức làm bài tập - Lớp nhận xét. - Kèn - Kẻng - Chén 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học.

- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.

Toán

I/ Mục tiêu :

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 3- tuần 5 (Trang 32 - 35)