Kết luận thuận lợi, khó khăn chủ yếu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING SẢN PHẨM DU LỊCH DÀNH CHO SINH VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CỬU LONG (Trang 58)

- Những khó khăn, thách thức: Đầu năm 2005 Công ty chuyển sang cổ phần và chính thức đi vào hoạt động, mặc dù gặp nhiều khó khăn bởi thời gian tiến hành cổ phần hóa kéo dài đã khiến cho hoạt động kinh doanh dừng ở mức cầm chừng trong khi thị trƣờng đang thay đổi từng ngày và cạnh tranh đang diễn ra gay gắt; phong cách, nhận thức của đội ngũ Cán bộ nhân viên cũng nhƣ phƣơng thức kinh doanh vẫn còn nguyên nếp cũ, chƣa thật sự đổi mới, hòa nhập thích nghi với mô hình mới; lực lƣợng chuyên môn chƣa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. Và sản phẩm du lịch còn bị trùng lắp, chƣa có nét riêng biệt và định vị sản phẩm rõ ràng. Các chƣơng trình hoạt động Marketing chƣa có sự đo lƣờng và đánh giá để đem lại hiệu quả cho công ty.

- Nỗ lực vƣơn lên nâng cao chất lƣợng du lịch: Đứng trƣớc thực tế đó, ngay khi chuyển sang cổ phần, Ban Tổng Giám Đốc đã mạnh dạn vận hành bộ máy kinh doanh cải cách sâu rộng, vừa củng cố vừa kinh doanh. Bộ máy quản lý đƣợc củng cố tổ chức lại thông qua việc giải quyết chính sách, tuyển mới nhân lực theo yêu cầu chuyên môn và tinh gọn. Ban Tổng Giám Đốc Công ty chủ trƣơng tăng chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng phục vụ nhƣng không tăng giá; đồng thời mở rộng thị trƣờng liên doanh liên kết, đa dạng hóa các lọai hình du lịch để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng du lịch trong và ngòai nƣớc. Đối với khách sạn Cửu Long, Công ty đẩy mạnh công tác đầu tƣ giữ cấp 2 sao, đồng thời đẩy mạnh các dịch vụ vệ tinh: Bar café, café sân vƣờn, các dịch vụ hội nghị hội thảo, di dời và tái thiết nhà hàng Phƣơng Thủy với mức độ quy mô tƣơng ứng.

Trên thế mạnh của một môi trƣờng du lịch xanh, Công ty chủ trƣơng tạo ra một bƣớc đột phá nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch miệt vƣờn nhƣ bãi tắm nƣớc ngọt, ăn ngủ cùng dân địa phƣơng, “cơm nhà quan”, “Dâng trà Việt”, du lịch lễ hội ... và phát triển một trong 05 Khu du lịch sẽ đƣợc qui họach thành một khu du lịch thôn dã mang đậm bản sắc làng xã Nam Bộ: nhà 3 gian, đƣờng làng, vƣờn cây, ao cá...

46

Song song đó việc củng cố lại các tuyến điểm 4 xã cù lao, duy trì quan hệ hợp tác với chủ vƣờn, kiểm tra và định hƣớng phát triển mô hình du lịch cũng đƣợc đẩy mạnh góp phần hình thành sản phẩm du lịch mang sắc thái riêng. Đẩy mạnh liên kết đầu tƣ và khai thác các vùng tiềm năng sinh thái văn hóa miệt vƣờn đi đôi với việc cũng cố lại chuyên môn hƣớng dẫn, ca nhạc tài tử theo chiều sâu tạo nên một sản phẩm mới riêng của Vĩnh Long.

- Kết quả ban đầu: Sau khi chuyển sang cổ phần, hoạt động kinh doanh của Công ty đã gặt hái đƣợc những thành công đáng kể. Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều tăng và Công ty áp dụng chế độ trả lƣơng mới, thu nhập theo hiệu quả kinh doanh và năng lực công tác, từng bƣớc nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên góp phần thúc đẩy hiệu quả chung cho Công ty.

Với chủ trƣơng hợp tác khai thác, mở rộng thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng, các mặt kinh doanh của khối khách sạn, hoạt động Lữ hành ngày càng mở rộng, công tác tiếp thị và chuyên môn đƣợc chú trọng nâng cao, các tour trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế bƣớc đầu đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Công tác củng cố chuyên môn hƣớng dẫn, củng cố chất lƣợng phục vụ, chất lƣợng sản phẩm và giảm phí đầu vào đã góp phần tăng doanh thu đáng kể. Hiện tại có gần 150 Công ty/đơn vị kinh doanh lữ hành hợp tác thƣờng xuyên đƣa khách cho Du Lịch Cửu Long.

Đạt đƣợc kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Hội Đồng Quản Trị, sự nổ lực năng động và sáng tạo không ngừng của Ban lãnh đạo Công ty và quyết tâm của toàn thể cán bộ - nhân viên. Điều đó chứng minh cho sự thích ứng, sáng tạo và không ngừng vƣơn lên của cả một tập thể.

3.10. HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong thời gian tới, Công ty Cổ Phần Du Lịch Cửu Long sẽ đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền quảng bá, rà soát lại thị trƣờng khu vực và của các đối tác nƣớc ngoài. Đẩy mạnh hợp tác kinh doanh, khai thác mạnh hơn nguồn khách quốc tế về Vĩnh Long bằng các chƣơng trình “ Du lịch sinh thái – văn hóa” đƣợc xây dựng phong phú và đa dạng về loại hình. Đẩy mạnh các tour quốc tế đến các nƣớc Đông Nam Á nhƣ: Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kông,.... và Trung Quốc…

Tiếp tục đầu tƣ nâng cấp khách sạn, nhà hàng (chuẩn 3 sao), nâng cao nghiệp vụ quản lý và chuyên môn. Đa dạng ngành nghề kinh doanh, hợp tác – kêu gọi đầu tƣ xây dựng Khách sạn Thái Bình thành Trung Tâm Thƣơng Mại cao cấp, xây dựng khu trƣng bày và

47

kinh doanh sản phẩm địa phƣơng, trùng tu các biệt thự cổ - nhà xƣa (truyền thống), hình thành loại hình du lịch văn hóa riêng biệt mang tính đặc thù của địa phƣơng.

Nắm bắt cơ hội cầu Cần Thơ, Công ty đã tiến hành khảo sát và sẽ mở Trạm Điều hành Du Lịch tại Bình Minh với tuyến du lịch sông Hậu: Bình Minh – Tam Bình – Trà Ôn – Cần Thơ.

Với gần 30 năm hoạt động và trên đà phát triển hiện nay – Công ty Cổ Phần Du Lịch Cửu Long sẵn sàng thích ứng với sự phát triển mới trong thời kỳ Hội nhập kinh tế thế giới.

48

CHƢƠNG 4

NGHIÊN CỨU HÀNH VI DU LỊCH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỐI VỚI

SINH VIÊN

4.1. MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Giới tính 4.1.1. Giới tính

Mẫu của đề tài nghiên cứu đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn giản khi đi tiếp xúc trực tiếp để phỏng vấn các bạn sinh viên tại 4 trƣờng đại học chính vì vậy mà làm cho số lƣợng giới tính có sự chênh lệch đáng kể. Theo thống kê điều tra 99 mẫu cho thấy ở biến giới tính số lƣợng nữ 63,3% đƣợc phỏng vấn nhiều hơn nam 36,7%.

Bảng 4: GIỚI TÍNH

Giới tính Tần số Tỷ lệ (%)

Nữ 69 63,3

Nam 40 36,7

Tổng 109 100,0

(Nguồn: Số liệu phân tích từ 109 mẫu phỏng vấn trực tiếp – 2012)

4.1.2. Trƣờng đại học

Ở biến trƣờng đại học thì trƣờng ĐH Cần Thơ chiếm 25,3 %, Trung tâm ĐH Tại chức Cần Thơ chiếm 21,2 %, ĐH Tây Đô chiếm 25,3 %, ĐH Cửu Long chiếm 28,3 %. Và tỷ lệ chêch lệch giữa các trƣờng đại học tƣơng đối thấp.

Bảng 5: THỐNG KÊ SINH VIÊN THUỘC CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Trƣờng Đại học Tần số Tỷ lệ (%)

ĐH Cần Thơ 35 32,1

Trung tâm ĐH Tại chức Cần Thơ 21 19,3

ĐH Tây Đô 25 22,9

ĐH Cửu Long 28 25,7

Tổng 109 100,0

49

4.1.3. Mức chi tiêu trung bình hàng tháng của các bạn sinh viên

Chi tiêu trung bình hàng tháng của các sinh viên thuộc 4 trƣờng đại học là 2.022.477 đồng. Mức chi tiêu này là hợp lý và đáp ứng đầy đủ mức sinh hoạt cho sinh viên trong quá trình học tập và sinh sống tại thành phố với mức chi tiêu trung bình là 2.022.477 đồng. Theo thống kê của Bộ Công thƣơng, Thu nhập bình quân của ngƣời Việt Nam năm 2011 đạt 1.300 USD/ngƣời/năm, tƣơng đƣơng trên 27 triệu đồng/năm. GDP Việt Nam năm 2011 tăng trƣởng 6,3%. Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á về ƣu tiên ăn uống và giải trí với 89%. Sau lĩnh vực ăn uống và giải trí, ngƣời tiêu dùng châu Á ƣu tiên chi tiêu cho thời trang phụ kiện và thể dục thẩm mỹ. Chi tiêu trung bình của ngƣời dân Việt Nam ở thành thị 2.152.080 đồng/tháng, chi tiêu trung bình của ngƣời dân ở nông thôn 1.077.900 đồng/tháng. Và có dự báo con số này sẽ không chênh lệch quá vào năm 2012.

Bảng 6: MỨC CHI TIÊU TRUNG BÌNH HÀNG THÁNG CỦA CÁC SINH VIÊN

N Chi tiêu nhỏ

nhất Chi tiêu lớn nhất Độ lệch chuẩn Chi tiêu TB hàng tháng

109 400.000 5.000.000 774.581 2.022.477

4.1.4. Khả năng chi trả của sinh viên

Khả năng chi trả của các bạn sinh viên của 4 trƣờng đại học là 5.157.798 đồng/ chuyến đi du lịch và số ngày đi du lịch trung bình đƣợc thống kê theo số liệu phân tích của tác giả là 5,8807ta làm tròn là 6 ngày. Và mức chi trả này tƣơng đối phù hợp với số ngày đi du lịch. Và khả năng chi trả trung bình cho và số ngày trung bình đi du lịch của các bạn sinh viên là căn cứ cho công ty khi xây dựng và thiết kế tour du lịch cho nhóm khách hàng sinh viên để phù hợp với khả năng chi trả của họ.

Bảng 7: KHẢ NĂNG CHI TRẢ TRUNG BÌNH CỦA SINH VIÊN

N Khả năng chi trả nhỏ nhất

Khả năng chi trả lớn nhất

Độ lệch chuẩn Khả năng chi trả TB cho một chuyến đi du lịch

50

4.2. PHÂN TÍCH HÀNH VI ĐI DU LỊCH CỦA CÁC BẠN SINH VIÊN BỐN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

4.2.1. Thói quen và sở thích đi du lịch 4.2.1.1. Thời điểm thích đi du lịch 4.2.1.1. Thời điểm thích đi du lịch

Ngày nay du lịch đã thực sự trở thành một nhu cầu thiết thực trong đời sống giải trí của con ngƣời. Điều này thể hiện qua thời gian đi du lịch của sinh viên. Và thời gian mà các sinh viên thích đi du lịch và lựa chọn chiếm tỷ lệ cao nhất là vào lúc nghỉ hè chiếm 64,2% điều này cũng hợp lý vì vào thời gian này thì họ đƣợc nghỉ hè với thời gian dài khoảng hơn 2 tháng nên có thời gian rãnh rỗi nhiều và thực sự là thời điểm lý tƣởng để đi du lịch, kế đến là vào các dịp lễ tết với tỷ lệ 29,4% và cuối cùng thấp nhất là thời gian cuối tuần với 6,4 %. Công ty Du lịch Cửu Long nên chú ý đến điều này để có thời điểm thích hợp tung ra các chƣơng trình chiêu thị nhƣ quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền, chào hàng để đẩy mạnh doanh thu của mình cho nhóm khách hàng tiềm năng này.

Bảng 8: THỜI ĐIỂM THÍCH ĐI DU LỊCH

Thời điểm thích đi du lịch Tần số Tỷ lệ (%)

Nghỉ hè 70 64,2

Cuối tuần 7 6,4

Các dịp lễ tết 32 29,4

Tổng 109 100,0

4.2.1.2. Loại hình du lịch yêu thích

Nhìn vào bảng 9, ta thấy trong các loại hình du lịch thì trong đó có 5 loại hình đƣợc sinh viên lựa chọn chiếm tỷ cao là du lịch tham quan với 73,4%, du lịch dã ngoại 44,0%, du lịch sinh thái 44,0%, du lịch khám phá với 33,9%, du lịch lễ hội – sự kiện 22,0% còn lại chiếm với tỷ lệ rất ít là du lịch bền vững 18%, du lịch nghỉ dƣỡng 13,8%, du lịch thể thao 8,3%, du lịch văn hóa – nghiên cứu khoa học 8,3%, du lịch có tính chất xã hội 4,6%, du lịch tôn giáo 2,8%. Công ty nên thực sự chú trọng và quan tâm đến 5 loại hình du lịch đƣợc các sinh viên lựa chọn nhiều nhất vì các sản phẩm tour du lịch thế mạnh của công ty hiện nay là các tour ngắn ngày và loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại. Từ phân tích thống kê loại hình du lịch lựa chọn của sinh viên thì đây là một lợi thế mà công ty nên nắm bắt.

51 Bảng 9: LOẠI HÌNH DU LỊCH YÊU THÍCH Loại hình du lịch yêu thích Tần số Tỷ lệ (%) Du lịch tham quan 80 73,4% Du lịch khám phá 37 33,9% Du lịch nghỉ dƣỡng 15 13,8% Du lịch thể thao 9 8,3%

Du lịch văn hóa – nghiên cứu khoa học 9 8,3%

Du lịch lễ hội – sự kiện 24 22,0% Du lịch tôn giáo 3 2,8% Du lịch có tính chất xã hội 5 4,6% Du lịch sinh thái 48 44,0% Du lịch dã ngoại 48 44,0% Du lịch bền vững 2 18% Tổng 280 256,9%

4.2.1.3. Địa điểm du lịch yêu thích

Trong phân tích thống kê ở bảng 10, ta thấy trong các địa điểm du lịch yêu thích thì tỷ lệ không chênh lệch quá cao tuy nhiên có 7 địa điểm du lịch chiếm tỷ lệ khá cao là Đà Lạt với 71,6%, Nha Trang 62,4%, Sa Pa 53,2%, Vịnh Hạ Long 55,0%, Phú Quốc 41,3%, Vũng Tàu 36,7%, Huế 36,7% còn các địa điểm còn lại chiếm tỷ lệ tƣơng đối cụ thể nhƣ sau Phong Nha – Kẻ Bàng 30,3%, Hội An 24,8%, Miền Tây 20,2%, Côn Đảo 19,3%, Đà Nẵng 19,3%, Cát Bà 14,7%. 7 địa điểm du lịch đƣợc lựa chọn nhiều nhất là Đà Lạt, Nha Trang, Sa Pa, Vịnh Hạ Long, Phú Quốc, Vũng Tàu, Huế có lẽ là do các tỉnh này phố này đã thực hiện chiến lƣợc quảng bá tuyên truyền cho họ tốt nên đƣợc nhiều ngƣời biết đến với nhiều điểm đến hấp dẫn và thú vị, thật đáng tiếc là địa điểm du lịch Miền Tây trong đó có tỉnh Vĩnh Long lại đƣợc lựa chọn với tỷ lệ khá thấp. Điều này cũng do tỉnh nhà Vĩnh Long và các tỉnh miền Tây khác thực hiện chiến lƣợc quảng bá tuyên truyền những điểm đến hấp dẫn và điểm mạnh của các chƣa thực sự cao trào và đạt hiệu nhất định nên số ngƣời lựa chọn thấp cũng là lẽ đƣơng nhiên. Từ điều này cho thấy, công ty nên phối hợp, tài trợ và xây dựng mối

52

quan hệ tốt đẹp cùng với các đối tác trong tỉnh để phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thúc đẩy chiến lƣợc quảng bá truyền thông mạnh mẽ hơn nữa trên các phƣơng tiện thông tin đai chúng. Và công ty cũng nên thiết kế các tour đên Nha Trang, và Đà Lạt vì trong các tour du lịch của công ty chƣa có hai điểm đến hấp dẫn này đƣợc sinh viên lựa chọn nhiều nhất.

Bảng 10: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH YÊU THÍCH

Tần số Tỷ lệ (%) Nha Trang 68 62,4 Đà Lạt 78 71,6 Vũng Tàu 40 36,7 Phú Quốc 45 41,3 Đà Nẵng 21 19,3 Hội An 27 24,8 Côn Đảo 21 19,3 Vịnh Hạ Long 60 55,0 Huế 40 36,7 Sa Pa 58 53,2 Phong Nha - Kẻ Bàng 33 30,3 Cát Bà 16 14,7 Miền Tây 22 20,2 Tổng 529 485,3

4.2.1.4. Nơi lƣu trú lựa chọn

Nhìn vào bảng 11 thì nơi lƣu trú mà các sinh viên lựa chọn cho rằng phù hợp với khả năng chi trả của họ thì nhà nghỉ bình thƣờng đƣợc họ chọn nhiều nhất chiếm tỷ lệ 52,3% điều này cũng là một thuận lợi cho công ty khi thiết kế tour làm giảm giá thành sản phẩm, và các nới khác đƣợc lựa chọn với tỷ lệ thấp hơn khách sạn 1 sao 12,8%, khách sạn 2 sao 15,6%, khách sạn 3 sao 13,8%, khách sạn 4 sao 0,9%, khách sạn 5 sao 4,6%.

53

Bảng 11: NƠI LƢU TRÚ LỰA CHỌN

Nơi lƣu trú lựa chọn Tần số Tỷ lệ (%) Nhà nghỉ bình thƣờng 57 52,3 Khách sạn 1 sao 14 12,8 Khách sạn 2 sao 17 15,6 Khách sạn 3 sao 15 13,8 Khách sạn 4 sao 1 0,9 Khách sạn 5 sao 5 4,6 Tổng 109 100,0

4.2.2. Kiểm định Independent-samples T-test

4.2.2.1. Kiểm định khả năng chi trả trung bình của sinh viên 4 trƣờng đại học khác nhau là nhƣ nhau

a. Kiểm định khả năng chi trả trung bình của sinh viên Đại học Cần Thơ và Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ

Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0,05 thì phƣơng sai của 2 tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances not assumed.

Nếu Sig. ≥ 0,05 thì phƣơng sai của 2 tổng thể không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.

Sig. của kiểm định F = 0,034<0,05  bác bỏ giả thuyết H0 có sự khác nhau về phƣơng sai của 2 tổng thể  sử dụng kết quả ở dòng Equal variances not assumed.

Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa)  có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể.

Nếu Sig. > α (mức ý nghĩa)  không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING SẢN PHẨM DU LỊCH DÀNH CHO SINH VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CỬU LONG (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)