Quan điểm pháp luật hóa Tây Nguyên

Một phần của tài liệu luận văn mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục êđê (Trang 90 - 92)

Sau năm 1975, khi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật. Có nhiều quan điểm cho rằng, luật tục ÊĐê chỉ còn là một giá trị văn hóa dân gian của thời quá khứ, không còn giá trị ứng dụng trong đời sống, trong quản lý xã hội của cộng đồng người ÊĐê. Trong xã hội mới, luật tục ÊĐê phải lùi về quá khứ nhường chỗ cho pháp luật nhà nước trong việc điều chỉnh mọi hành vi của cộng đồng người ÊĐê. Quan điểm này được coi là quan điểm pháp luật hóa Tây Nguyên. Quan điểm này đồng thời cũng là tham vọng của nhiều nhà chính trị trong giai đoạn đầu mới giải phóng Tây Nguyên.

Sau hơn ba mươi năm kiểm nghiệm các quan điểm này trên thực tế. Luật tục ÊĐê vẫn tồn tại với tính hợp lý riêng của nó trong quản lý điều hành xã hội ÊĐê; vẫn có chỗ đứng bên cạnh pháp luật, cùng với pháp luật và các quy phạm xã hội khác, duy trì sự ổn

định trong đời sống của người ÊĐê. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy luật tục ÊĐê chỉ đứng ở vị trí bổ trợ cho pháp luật mà không đảm nhận được vai trò chính trong việc tạo nên các quy tắc ứng xử trong điều khiển hành vi của người ÊĐê. Cuộc sống mới làm phát sinh nhiều quan hệ xã hội mới trong cộng đồng người ÊĐê mà các quy định truyền thống của luật tục ÊĐê không thể điều chỉnh được. Các quy định mới của luật tục ÊĐê không phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội mới. Thực tiễn cho thấy, cuộc sống của người ÊĐê ngoài nhu cầu luật tục đã phát sinh nhu cầu pháp luật. Như vậy trường phái ủng hộ luật tục hóa Tây Nguyên của SaBatier dù không muốn cũng phải thừa nhận là pháp luật hiện nay đang giữ vai trò chính trong điều hành xã hội nói chung và cộng đồng người ÊĐê nói riêng. Tuy nhiên, với tính khái quát cao pháp luật cũng chỉ đáp ứng điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất phổ biến trong cộng đồng người ÊĐê. Trên thực tế, pháp luật không thay thế được hoàn toàn cho luật tục ÊĐê bởi những quan hệ xã hội mang tính đặc trưng của cộng đồng người này. Vì vậy quan điểm pháp luật hóa Tây Nguyên, coi luật tục ÊĐê chỉ là giá trị văn hóa dân gian của thời quá khứ cũng bị thực tiễn loại trừ.

3.2.3. Quan điểm tiếp tục phát huy ưu điểm và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê giữa pháp luật và luật tục ÊĐê

Từ thực tiễn trên, Đảng và Nhà nước ta nhất quán quan điểm: pháp luật giữ vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành xã hội. Điều 12 hiến pháp 1992 quy định: Nhà nước quản

lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mặt khác,

Nhà nước tôn trọng các phong tục tập quán tiến bộ của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam: Điều 5 Hiến pháp 1992 quy định: …các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, gìn giữ

bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Điều 8 Bộ luật dân sự 2005 quy định: việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp… của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Như

vậy,việc tiếp tục phát huy ưu điểm và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê không những chỉ là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta mà nó còn được cụ thể hóa bằng các quy định của pháp luật và trở thành tiêu chí thực hiện trong công tác

quản lý cộng đồng người ÊĐê hiện nay. Tuy nhiên, việc giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê trong thời gian qua của Nhà nước ta vẫn còn nhiều bất cập như đã phân tích ở phần trên. Vì vậy, Nhà nước ta cần phải có những giải pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế của mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê trong thời gian tới.

3.3. Giải pháp nhằm tăng cường và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê ở Tỉnh DakLak hiện nay

Một phần của tài liệu luận văn mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục êđê (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)