Thực trạng chung về mối quan hệ giữa pháp luật và luật tụcÊĐê 1 Những ưu điểm của mối quan hệ

Một phần của tài liệu luận văn mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục êđê (Trang 56 - 70)

Mặc dù chưa phổ biến nhưng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê đã phần nào được nhận thức và xử lí đúng đắn. Luật tục ÊĐê ở một chừng mực nào đó đã tác động đến việc hình thành các quy định của pháp luật, cũng như việc thực hiện pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê. Các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ÊĐê đang cuốn theo trào lưu chung của pháp luật và tỏa rộng ra ngoài phạm vi buôn làng của người dân tộc thiểu số ÊĐê, có thể nói hơn bao giờ hết, trong điều kiện hiện nay các quy định tiến bộ của luật tục ÊĐê đang phát huy vai trò tích cực của nó đối với pháp luật. Ngược lại, pháp luật cũng có sự tác động trở lại luật tục ÊĐê một cách mạnh mẽ. Nhờ có pháp luật các quy định tiến bộ trong luật tục ÊĐê được củng cố và phát huy; các quy định lạc hậu như hôn nhân nối nòi, đánh đuổi người ra khỏi làng vì bị nghi là ma lai, con đã thành niên vi phạm luật tục bắt cha mẹ bồi thường… đã từng bước bị xóa bỏ. Nhiều quan niệm tập quán mới của người ÊĐê bắt đầu được hình thành. Đặc biệt là từ khi Nhà nước ta có chương trình 135 và 132 về việc giao đất, phân vùng làm nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê thì cuộc sống của người ÊĐê đã bước đầu có những đổi thay, hay nói cách khác là đã bớt nghèo. Các quy định luật tục ÊĐê cũng từ đó có sự thay đổi. Các tội cố ý gây thương tích, giết người, hiếp dâm, trộm cắp tài sản và những tranh chấp về đất đai, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trước đây do trưởng buôn xử lí theo luật tục thì nay đã được đưa đến tòa án để giải quyết. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh DakLak, thì trong năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006, tòa án nhân dân tỉnh DakLak đã xét xử sơ thẩm 47 vụ án có bị án là người dân tộc thiểu số ÊĐê phạm các tội có quy định trong luật tục, trong đó: Tội giết người 4 vụ, 5 bị án; Tội cướp tài sản: 7 vụ, 10 bị án; Tội cố ý gây thương tích: 4 vụ, 7 bị án; Tội trộm tài sản 5 vụ, 6 bị án; Tội hiếp dâm 2 vụ, 2 bị án. Các tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình 9 vụ 8 bị đơn. Sau khi có bản án, quyết định của tòa án, trưởng buôn đứng ra vận động các thành viên trong cộng đồng thực hiện nghiêm túc như thực hiện luật tục ÊĐê. Mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê hiện nay được thể hiện với những điểm nổi bật sau:

Một là, pháp luật hiện hành đã thể hiện được ý chí và lợi ích chung của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam trong đó có lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê được ghi nhận trong luật tục. Nhận thức được vai trò của các quy định mang tính tập quán truyền

thống tốt đẹp của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê nói riêng, hệ thống pháp luật nước ta hiện nay đã phản ánh được phần nào tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê, ghi nhận và bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân lao động nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê nói riêng. Pháp luật nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động không phân biệt miền núi, đồng bằng, không phân biệt dân tộc, tôn giáo… Có thể nói, tất cả các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, kế thừa và phát huy các quy định tiến bộ trong luật tục của các dân tộc trong đó có luật tục của dân tộc ÊĐê. Hiến pháp 1992 quy định: Nhà

nước cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Điều2). Tất cả các công chức nhà nước đều từ nhân dân mà ra, bởi vậy họ buộc

phải quán triệt sâu sắc một triết lý cách mạng: "Vì nhân dân phục vụ". Điều 3 Hiến pháp 1992 quy định: Nhà nước bảo đảm vả không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt

của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc, của nhân dân. Đối với công chức nhà nước, những người trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê, pháp luật cũng buộc họ phải thể hiện được tính trung thành với lợi ích của nhân dân trong thi hành công vụ, phải là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân: các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà

nước phải tôn trọng nhân dân tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 8 Pháp lệnh công chức).

Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo đảm và có những biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Các biện pháp để bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích của công dân được pháp luật quy định khá cụ thể: Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… của con người được Nhà nước bảo hộ. Pháp luật nghiêm trị những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người. Pháp

việc bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích của con người. Đây là những điểm tương đồng giữa pháp luật và luật tục ÊĐê, bởi trong luật tục ÊĐê, yếu tố lợi ích cộng đồng, yếu tố con người cũng dược coi trọng. Như vậy nhìn từ góc độ chung nhất pháp luật Việt Nam hiện hành cũng bảo đảm cho luật tục ÊĐê được tồn tại và thực hiện trên thực tế. Các tội trộm cắp, tội vô cớ đánh người, tội giết người, giết trẻ em sơ sinh, tội làm cháy rừng, các tranh chấp dân sự và các việc hôn nhân gia đình… của người ÊĐê trước đây chỉ được trưởng buôn xử lý theo luật tục ÊĐê, hiện nay đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng nhà nước. Người ÊĐê vi phạm pháp luật là đồng thời vi phạm luật tục. Người các dân tộc khác vi phạm pháp luật cũng đồng thời vi phạm luật tục ÊĐê và đều bị nhà nước xử lý theo pháp luật. Ví dụ: Bị án Nguyễn Quang Tân, sinh năm 1982, trú tại thôn 4 xã EaNam huyện EaHleo tỉnh DakLak và bị án Y Hải Mlô, sinh năm 1974, trú tại buôn Mùi xã Cư Né huyện Krông Buk tỉnh DakLak, cùng thực hiện hành vi cướp tài sản của anh Nông Văn Phong- sinh năm 1980, trú tại xã Cư Giang, huyện EaKar tỉnh DakLak, đều bị viện kiểm sát nhân dân tỉnh DakLak truy tố về tội cướp tài sản và bị Tòa án nhân tỉnh DakLak xử phạt bị án Tân 5 năm tù, bị án Y Hải Mlô 4 năm tù (án số 26/ 2006/ HSST ngày 19/1/2006) Đây là điểm tích cực dễ nhận thấy nhất trong mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, lợi ích của nhà nước, của xã hội hay của nhân dân; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong đó có chủ thể là người dân tộc thiểu số ÊĐê được bảo đảm một cách hài hòa. Nhà nước có trách nhiệm đối với công dân thì công dân cũng phải có trách nhiệm đối với nhà nước. Lợi ích của nhà nước hay của cá nhân đều được bảo đảm và bảo vệ như nhau. Bộ luật hình sự 1985 phân biệt hai loại hình sở hữu là sở hữu xã hội chủ nghĩa và sở hữu của công dân và có các quy định khác nhau trong việc bảo vệ chúng. Bộ luật hình sự năm 1999 có sự đổi mới rất lớn khi coi sở hữu cá nhân hay của nhà nước đều phải được tôn trọng và bảo vệ như nhau. Hiến pháp năm 1992 quy định: Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhà nước bảo đảm các

quyền công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội

(Điều 51). Công dân phải trung thành với Tổ quốc (Điều 76). Trong luật tục ÊĐê tuy

bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của mỗi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật. Lợi ích chung của cộng đồng người ÊĐê và lợi ích của mỗi cá nhân được luật tục ÊĐê bảo vệ không nằm ngoài lợi ích của công dân do pháp luật bảo vệ. Như vậy, lợi ích của mỗi cá nhân trong cộng đồng người ÊĐê, vừa được pháp luật vừa được luật tục ÊĐê bảo vệ. Người ÊĐê làm tròn nghĩa vụ đối với cộng đồng là làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước…

Hai là, nhiều quy định tiến bộ của luật tục ÊĐê được thể hiện khá rõ nét trong hệ

thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Thực tiễn cho thấy: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành các quy định tiến bộ của luật tục ÊĐê được phản ánh tương đối đầy đủ cụ thể: Trong bộ luật hình sự sửa đổi năm 2000 quy định đầy đủ, chi tiết kèm theo chế tài cụ thể đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (từ Điều 93 đến Điều 122), tội trộm cắp (Điều 138), tội hủy hoại rừng (Điều 189), tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186). Các tội xâm phạm quyền sở hữu: trộm cắp tài sản (Điều 138), chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141), vô ý làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 144). Các tội về hôn nhân gia đình: vi phạm chế độ một vơ,ù một chồng (Điều 147) tội loạn luân (Điều 150) tội ngược đãi, hành hạ cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cái, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151). Có thể nói, các quy định trong chương các trọng tội của luật tục ÊĐê có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với các quy định của phần các tội phạm trong bộ luật hình sự hiện hành của Nhà nước ta. Tuy nhiên, các quy định của luật tục ÊĐê ngoài nguyên tắc bảo vệ con người còn bảo vệ niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, tức niềm tin vào thần linh, trời đất; Các quy định của luật tục ÊĐê, các phần mô tả hành vi, phần quy định, phần hình phạt đều đang ở mức sơ khai. Việc xử lý các thành viên trong cộng đồng người ÊĐê vi phạm các quy định nói trên của các trưởng buôn, chủ yếu thực hiện theo hình thức phạt đền bằng hiện vật hoặc buộc lao động trả công cho bị hai, nặng nhất là đuổi ra khỏi làng. Mặt khác các quy định nói trên trong luật tục ÊĐê cũng chỉ giới hạn áp dụng trong phạm vi các thành viên của cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê. Khi các quy định trong luật tục ÊĐê đã được ghi nhận bằng pháp luật, nó không còn là tập quán riêng của dân tộc thiểu số ÊĐê mà nó trở thành quy tắc xử sự mang tính phổ biến và bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Như vậy pháp luật đã nâng các tập quán

tiến bộ của luật tục ÊĐê lên một tầm cao mới. Tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê một công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ buôn làng và bảo vệ thành viên trong cộng đồng mình. Các quy định về quyền sở hữu tài sản, các quy định về bảo vệ đất đai, quy định về bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra, quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… trước đây thể hiện trong luật tục ÊĐê với ngôn ngữ dân gian mang đâùm chất thơ ca, dưới hình thức tập quán, chỉ có giá trị bắt buộc thực hiện đối với người dân tộc thiểu số ÊĐê nay đã được Nhà nước ta chi tiết hóa, mở rộng phạm vi áp dụng trong Bộ luật dân sự năm 2005. Đối với các quy định trong luật tục của các dân tộc nói chung, luật tục ÊĐê nói riêng mà luật dân sự chưa ghi nhận thì Nhà nước ta cho phép: Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với các nguyên tắc quy định trong bộ luật này (Điều 3 Bộ luật

dân sự 2005).

Ngoài hai bộ luật trên, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 phản ánh khá rõ nét một số phong tục tập quán của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và dân tộc ÊĐê nói riêng. Các quy định về hôn nhân gia đình tiến bộ của luật tục ÊĐê được luật hôn nhân gia đình năm 2000 ghi nhận cụ thể, trước hết đó là quy định hôn nhân một vợ một chồng, cấm các hành vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Cấm các hành vi ngược đãi đánh đập vợ chồng, con cái, quy định trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, ông bà. Luật hôn nhân gia đình 2000 đã ghi nhận hầu hết những điểm tinh hoa nhất của luật tục ÊĐê trong quan hệ hôn nhân và quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Đó là một chế độ gia đình đoàn kết gắn bó của nhiều thế hệ cùng chung sống, làm việc, tương trợ nhau chịu trách nhiệm về các hành vi của nhau. Có thể nói, so với các lĩnh vực pháp luật khác luật hôn nhân gia đình và lĩnh vực hôn nhân trong luật tục ÊĐê có mối quan hệ khá gần gũi, biểu hiện cụ thể là khuyến khích một chế độ hôn nhân bền vững; bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng; bảo vệ nguyên tắc con cái phụng dưỡng cha mẹ, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm với nhau. Tuy nhiên, các quy định về hôn nhân trong luật tục ÊĐê bảo vệ hôn nhân theo chế độ mẫu hệ, quan hệ

trong gia đình là quan hệ một chiều. Đó là tư tưởng đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Mặt khác, chế độ hôn nhân gia đình trong luật tục ÊĐê là chế độ hôn nhân nối nòi, một chế độ hôn nhân phản tiến bộ ràng buộc người ÊĐê qua nhiều thế kỷ. Xóa bỏ yếu tố bất hợp lý của chế độ hôn nhân theo luật tục ÊĐê, pháp luật Việt Nam hiện hành xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình dưới cách nhìn của một xã hội dân chủ, văn minh, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Điều 64 Hiến pháp 1992 quy định: Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình; Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy định của luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (Điều 4). Trên tinh thần đó, pháp luật quy định tương đối đầy đủ, cụ thể về hôn nhân, về các điều kiện kết hôn, về quyền bình đẳng giữa vợ chồng, về các nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình đối với nhau… Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công

dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ … Các chương

quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa ông bà nội ngoại và các cháu, quan hệ giữa anh chị em và các thành viên trong gia đình … đều được quy định hết sức cụ thể và chi tiết.

Ba là, luật tục ÊĐê thực sự hỗ trợ, bổ sung, thay thế cho pháp luật, tạo điều kiện

để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống cộng đồng người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu luận văn mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục êđê (Trang 56 - 70)