Con đường hình thành: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Xã hội nguyên thủy chưa có nhà nước cũng chưa có pháp luật. Để tổ chức và quản lý đời sống xã hội, người nguyên thủy phải sử dụng các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán và tín điều tôn giáo. Những quy phạm này điều chỉnh rất có hiệu quả các quan hệ xã hội trong điều kiện một xã hội thuần túy và lợi ích của các thành viên trong xã hội là đồng nhất. Khi nền kinh tế có sự phân hóa cao, xuất hiện kẻ giàu người nghèo các quy phạm này dần dần bị vô hiệu hóa. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện mới, thông qua nhà nước, một quy tắc xử sự mới được hình thành đó là pháp luật. Như vậy, pháp luật được hình thành từ ba con đường: Thứ nhất. nhà nước thừa nhận những quy tắc xử sự đang tồn tại trong xã hội phù hợp với điều kiện xã hội hiện tại, không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp cầm quyền và dùng quyền lực để bảo đảm cho nó đươcù thực hiện trên thực tế. Thứ hai, nhà nước thừa nhận cách giải quyết các vụ việc trên thực tế của các cơ quan nhà nước, dùng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc có nội dung tương tự về sau. Thứ ba, nhà nước ban hành những văn bản trong đó có chứa đựng những quy phạm pháp luật, đó là những văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, pháp luật hình thành là kết quả của hoạt động tự giác và tư duy tích cực của nhà nước - tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội. Khi mới ra đời pháp luật tồn tại chủ yếu dưới dạng không thành văn. Cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật ngày càng được hoàn thiện và tồn tại dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật.
Luật tục ÊĐê nảy sinh do nhu cầu của đời sống cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê. Nó được hình thành bằng con đường tự phát. Nó tồn tại không qua một thiết chế xã
hội nào nhưng được cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê thừa nhận và thực hiện một cách tự giác. Luật tục ÊĐê là kết quả hoạt động nhận thức thực tiễn và sáng tạo tích cực của cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê. Nó kết tinh trí tuệ tập thể của cả một cộng đồng người, ban đầu chỉ là những tập quán thông thường sau một thời gian sàng lọc kiểm nghiệm tính hợp lý trong thực tiễn một số tập quán đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cho việc bảo vệ lợi ích của một cộng đồng người đã trở thành luật tục.
Hình thức thể hiện, như đã phân tích ở trên, luật tục hình thành bằng con đường tự
phát, chủ yếu tồn tại dưới dạng không thành văn, được truyền khẩu từ người này sang người khác, từ đời này qua đời khác trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê. Luật tục ÊĐê còn được gọi là tập quán pháp ca. Ngôn ngữ trong luật tục ÊĐê gần gũi với thiên nhiên như cuộc sống của tộc người này, lời văn của luật tục mang đậm chất thi ca có vần điệu du dương, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ áp dụng. Đồng bào dân tộc thiểu số ÊõĐê từ lứa tuổi nhận thức được việc làm của mình đến những người già trong buôn làng, hầu hết đều nắm được tinh thần của luật tục, mặc dù luật tục không thể hiện dưới dạng văn bản như pháp luật.
Luật tục ÊĐê không thể hiện dưới dạng luật nội dung và luật hình thức. Nó bao hàm cả luật nội dung và luật tố tụng, nghĩa là trong luật tục ÊĐê một quy phạm hàm chứa cả phần giả định, quy định, chế tài và trình tự thủ tục xử lý người có tội. Mặt khác, luật tục ÊĐê không phân loại điều chỉnh theo từng lĩnh vực hình sự, dân sự,.. như pháp luật, mà trong một quy phạm của luật tục có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực đời sống, ví dụ: quy định về hình phạt mất một đền ba có thể áp dụng cho nhiều loại tội trong nhiều lĩnh vực kể cả tội xâm phạm sở hữu tài sản, các tội về hôn nhân gia đình cũng như các loại tội khác.
Khác với luật tục, pháp luật được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau. Nhà nước thừa nhận những tập quán phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị, đồng thời ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Hình thức pháp luật chủ yếu là thành văn, hay nói cách khác pháp luật tồn tại chủ yếu dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật. Tồn tại dưới dạng này pháp luật thể hiện một cách tập trung nhất ý chí của nhà nước, đồng thời nó thể hiện tính minh bạch, chính xác của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nói đến pháp luật là nói đến các quy phạm
pháp luật. Dù tồn tại dưới dạng thành văn hay không thành văn thì pháp luật cũng luôn được thể hiện dưới dạng các quy tắc xử sự - các quy phạm pháp luật. Chỉ trong một số trường hợp nhất định và thật cần thiết mà các quy phạm pháp luật bị lỗi thời hoặc chưa đầy đủ thì các quan điểm, quan niệm, tư tưởng pháp luật mới đóng vai trò bổ sung, thay thế cho các quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi con người
Như vậy, xét về hình thức thể hiện pháp luật và luật tục ÊĐê có sự khác biệt căn bản. Thứ nhất, pháp luật chủ yếu tồn tại dưới dạng thành văn còn luật tục tồn tại chủ yếu dưới dạng không thành văn. Thứ hai, yếu tố cơ bản cốt lõi cấu thành nên pháp luật là các quy phạm pháp luật trong khi đó, yếu tố cốt lõi tạo thành luật tục là các tập quán. Thứ ba, pháp luật là một hệ thống bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau được sắp xếp một cách lôgc và khoa học. Bản thân những quy phạm pháp luật là những thành tố nhỏ nhất cấu thành nên pháp luật cũng luôn xác định về hình thức. Quy phạm pháp luật thường chỉ rõ điều kiện hoàn cảnh mà nó tác động tới. Khi cần thiết nhà nước còn dự kiến những biện pháp sẽ áp dụng bảo đảm cho quy phạm pháp luật đó dược thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Tính xác định về hình thức của pháp luật còn thể hiện ở yêu cầu về kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý chí nhà nước sao cho các quy phạm pháp luật dễ hiểu và chính xác.
Đối với luật tục ÊĐê, tính chính xác về hình thức không được chú trọng bới vì:
Thứ nhất, luật tục ÊĐê chỉ là tập hợp một số tập quán pháp của một cộng đồng nhỏ người
dân tộc thiểu số ÊĐê. Nó không được quan niệm là một hệ thống các quy tắc xử sự mang tính phổ biến. Chính vì vậy luật tục ÊĐê chỉ được định nghĩa là: những quy tắc xử sự chứa
đựng những tiêu chí về đạo đức, luân lý, các phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo… Thứ hai, luật tục ÊĐê là sự chọn lọc tự nhiên từ các phong tục, tập quán lâu đời của đồng bào
dân tộc thiểu số ÊĐê, tồn tại trong ý thức của mỗi thành viên trong cộng đồng của tộc người này. Nó không có tiêu chuẩn nào để kiểm nghiệm tính xác định về hình thức. Thứ ba, các quy phạm luật tục ÊĐê có chỉ ra điều kiện hoàn cảnh mà nó tác động, xác định chủ
thể nằm trong phạm vi tác động của nó, đồng thời có dự liệu biện pháp chế tài song còn ở mức độ sơ khai chưa đủ tầm cỡ để xác định về hình thức như các quy phạm pháp luật. Mặt khác, luật tục ÊĐê không thể hiện kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ biểu đạt ý chí của giai cấp
thống trị mà đại diện là nhà nước như pháp luật. Nó sử dụng một thứ ngôn ngữ mang tính chất dân gian gần gũi với thiên nhiên.
Phạm vi điều chỉnh, về phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật chỉ điều
chỉnh những quan hệ xã hội có tầm quan trọng nhất định của đời sống xã hội, đã tồn tại một cách khách quan, mang tính phổ biến, điển hình trong đời sống xã hội vì thế không thể điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội, đặc biệt là những quan hệ xã hội mà trong đó hành vi của các chủ thể bị chi phối bởi tình cảm, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống đặc trưng của từng tộc người cụ thể. Mặt khác, pháp luật có tính khái quát cao, không thể dự liệu được hết tất cả các chi tiết nhỏ của đời sống xã hội để đặt ra phương pháp điều chỉnh cho mọi quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ xã hội phát sinh từ đời sống của các thành viên trong cộng đồng người dân tộc thiểu số có nhiều điểm đặc trưng như dân tộc thiểu số ÊĐê. Thực tiễn cho thấy luật tục ÊĐê khắc phục được nhược điểm này của pháp luật. Khác với pháp luật, luật tục ÊĐê bao quát hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê, xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm lợi ích của cá nhân và của cộng đồng trong đó có một số hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước.
Về phạm vi không gian: Pháp luật có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia. Trong một số
trường hợp nhất định hiệu lực của pháp luật còn có thể vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Còn luật tục ÊĐê chỉ có giá trị hiệu lực đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê trên một số vùng lãnh thổ nhất định. Nhìn trên phương diện thực tiễn, luật tục ÊĐê chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các thành viên của cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê. Nó không có giá trị bắt buộc đối với các thành viên của các dân tộc khác kể cả khi người đó sống trong vùng lãnh thổ với tộc người này mà không có quan hệ thân thích với thành viên của cộng đồng. Các quy phạm luật tục ÊĐê được người ÊĐê áp dụng độc lập với pháp luật. Nói như vậy không có nghĩa là đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê là những thực thể xã hội biệt lập không gắn liền với nhà nước, mà thực tiễn này cho thấy tính cách biệt đặc trưng trong đời sống của tộc người này. Nghiên cứu luật tục ÊĐê ta thấy có những điểm phù hợp với pháp luật cần được nhà nước ghi nhận và có những điểm trái với pháp luật cần phải được nhà nước tuyên truyền, vận động loại bỏ trong tương lai.
Cách thức cơ chế điều chỉnh: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cách
quy định cho chủ thể các quan hệ đó những hành vi cho phép, hành vi bắt buộc và hành vi
ngăn cấm. Nói cách khác, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cách quy định các
quyền và nghĩa vụ cho chủ thể. Đồng thời việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật luôn luôn gắn với các chế tài cụ thể. Các chế tài của pháp luật có thể là chế tài vật chất và có thể là các chế tài phi vật chất nhưng đều mang tính quyền lực nhà nước. Nghĩa là các chế tài này được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế. Luật tục ÊĐê cũng điều chỉnh các quan hệ xã hội của cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐÊ bằng cách quy định cho các chủ thể những hành vi được phép làm và những hành vi ngăn cấm. Đồng thời kèm theo những quy định này là những chế tài cụ thể. Tuy nhiên, xét về thực chất luật tục ÊĐÊ điều chỉnh các quan hệ xã hội của cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐÊ dựa theo niềm tin từ một lực lượng siêu nhiên trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê chứ không dựa vào ý chí và lý trí như pháp luật. Đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê chấp nhận luật tục tự giác và thực hiện chế tài trong luật tục một cách tự nguyện mà không cần bất cứ một cơ quan hay một tổ chức nào thực hiện cưỡng chế. Chế tái trong luật tục ÊĐê chủ yếu là phạt đền bằng hiện vật, đó là loại chế tài vật chất. Đặc biệt luật tục ÊĐê rất ít chế tài phi vật chất. Đây là điểm khác biệt dễ nhận thấy của luật tục ÊĐê so với pháp luật.
Cơ chế điều chỉnh: Cơ chế điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh luật tục ÊĐê
khác nhau ở các điểm cơ bản sau:
Một là, điều chỉnh pháp luật hầu hết các trường hợp đều phải có quy phạm pháp
luật. Chỉ có một số ít trường hợp khi chưa có các quy phạm pháp luật, những quan điểm của giai cấp cầm quyền, của nhà nước mới phát huy tác dụng thay thế cho quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Khi đã xây dựng được quy phạm pháp luật, các quan điểm này hết hiệu lực điều chỉnh. Như vậy việc thiết lập khuôn mẫu cho hành vi con người thuộc về nhà nước.
Điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng người ÊĐê bằng luật tục cũng có các quy phạm luật tục, tuy nhiên yếu tố quan trọng hơn đó là các quan niệm, tư tưởng tôn giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê. Do vậy, trong điều chỉnh luật tục ÊĐê, điều quan trọng không phải là xây dựng các quy phạm luật tục mà là hình
thành cho được các quan niệm, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo sao cho dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ. Khi trong cộng đồng người ÊĐê đã hình thành được các quan niệm, tư tưởng tín ngưỡng… chúng được tuyên truyền thực hiện và và trở thành các tập quán trong cộng đồng. Cùng với các tập quán, các quy phạm luật tục được hình thành. Chẳng hạn: quan niệm hành vi loạn luân là làm cho Thần Đất (Yang Lăn) nổi giận, gây mất mùa, dịch bệnh cho cộng đồng... Khi quan niệm này được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng thì quy tắc hành vi được thiết lập, dần dần trở thành tập quán và được chọn lọc thành luật tục. Như vậy, việc thiết lập khuôn mẫu cho hành vi con người không thuộc về nhà nước.
Hai là, trong điều chỉnh pháp luật việc cá biệt hóa quy phạm pháp luật thành các
quyền và nghĩa vụ cho chủ thể có thể do chủ thể tiến hành hoặc do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tùy thuộc vào các nội dung của quy phạm pháp luật. Khi các sự kiện pháp lý xảy ra, các quy phạm pháp luật được cá biệt hóa thành quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Đây là là những quan hệ xã hội mà sự xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt quyền nghĩa vụ, các biện pháp bảo đảm thực hiện của chủ thể bị chi phối bởi ý chí của con người. Trong điều chỉnh pháp luật, phần lớn các trường hợp việc cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành những quyền, nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể đều thực hiện bằng văn bản gọi là văn bản cá biệt.
Ngược lại, trong điều chỉnh luật tục ÊĐê, việc cá biệt hóa các quy phạm luật tục thành nghĩa vụ bổn phận cho chủ thể hầu hết do chính chủ thể tự tiến hành. Chỉ một số rất ít trường hợp, hoạt động này do chủ thể khác tiến hành cho chủ thể. Ví dụ: Già làng trưởng buôn với dân làng, cha mẹ với con cái.... Việc cá biệt hóa quy phạm luật tục vào trường hợp cụ thể không cần ghi trong bất cứ văn bản nào. Trên cơ sở quan niệm, niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo, người dân tộc ÊĐê ý thức được vị trí của mình trong cộng đồng. Khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, họ tự xác định cho mình nên làm gì, phải làm gì hay không được làm gì. Đây là cơ chế tâm lý phức tạp bởi một mặt chủ thể sợ bị làng phạt vạ (tức phạt đền bằng hiện vật theo quy định của luật tục); mặt khác chủ thể sợ vi phạm vào