Giới thiệu bài:

Một phần của tài liệu GIAN AN 5 T5.doc (Trang 36 - 41)

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1/ Giới thiệu bài:

2/ Hớng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài :

* HĐ1: Luyện đọc :

- 1 HS đọc những dòng nói về xuất sứ bài thơ và toàn bài thơ. - HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

- GV ghi lên bảng các tên riêng phiên âm đẻ HS cả lớp luyện đọc: Ê- mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn.

- Hớng dẫn giọng đọc:

+ Khổ 1: Lời chú Mo-ri-xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê- mi-li ngây thơ, hồn nhiên.

+ Khổ 2: Lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn giọng phẫn nộ đau thơng.

+ Khổ 3: Lời chú Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con- giọng yêu thơng, nghẹn ngào, xúc động.

+ Khổ 4: Mong ớc của chú Mo-ri-xơn thức tỉnh lơng tâm nhân loại—giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ: Sáng nhất, đốt, sáng lòa, sự thật, gọi cảm giác thieng liêng về một cái chết bất tử.

- HS luyện đọc theo cặp . - HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. * HĐ2: Tìm hiểu bài :

- Khổ 1: học sinh đọc diễn cảm khổ 1 để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và em bé Ê-mi-li .

- Giải nghĩa từ: Lầu Ngũ Giác. - HS và GV nhận xét.

Chuyển ý : Để biết đợc vì sao Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lợc của đế quốc Mĩ ta tìm hiểu tiếp khổ 2.

Khổ 2: HS đọc khổ thơ 2 trả lời câu hỏi 2 SGK. Giải nghĩa từ : Giôn-xơn.

ý 2: Nguyên nhân Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lợc của đế quốc Mĩ.

Chuyển ý: để biết đựơc chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt chúng ta tìm hiểu khổ thơ 3.

Khổ 3: HS đọc khổ thơ 3 trả lời câu hỏi 3 SGK và cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui...” ?

Giải nghĩa từ: Nhân danh.

ý 3: Lời từ biệt của chú Mo-ri-xơn với con.

Chuyển ý: Để biết đợc chú Mo-ri-xơn hành độnh nh thế nào chúng ta tìm hiểu khổ thơ 4.

Khổ 4: HS đọc khổ thơ cuối trả lời câu hỏi 4 SGK. Giải nghĩa từ: Oa-sinh-tơn, linh hồn.

ý 4: Hành động của chú Mo-ri-xơn. Một HS đọc toàn bài .

GV: Quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi ngời, làm cho mọi ngời nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lợc phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giôn xơn ở Việt Nam, làm mọi ngời cùng nhau hợp tác ngăn chặn tội ác.

Nội dung bài này nói lên điều gì?

Nội dung : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản

đối cuộc chiến tranh xâm lợcViệt Nam. * HĐ3: Đọc diễn cảm và HTL.

- 4 HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ.

- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn khổ thơ 3,4 hớng dẫn HS HTL. - HS thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng các khổ thơ 3,4.

3/ Củng cố- Dặn dò:

Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

Tập làm văn

Luyện tập làm báo cáo thống kê

I-Mục tiêu

- Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.

- Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn.

II-Đồ dùng dạy học.

GV: sổ điểm của lớp; một tờ phiếu đã kễ bảng thống kê, bút dạ đủ cho các tổ làm bài tập 2

III-Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ:

B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: HDHS luyện tập. Bài tập1: SGK.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- GV cung cấp điểm của từng HS trong tháng theo sổ điểm. - HS làm việc cá nhân sau đó trình bày miệng trớc lớp.

- GV: Đây là thống kê đơn giản nên không cần lập bảng thống kê mà chỉ cần trình bày theo hàng. Ví dụ:

Điểm trong tháng 10 của Nguyễn Hơng Giang, tổ 1: +Số điểm dới 5: 0.

+ Số điểm 5-6: 1 . + Số điểm 7-8: 4. + Số điểm 9-10: 3

Bài tập2: SGK.

- Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV lu ý HS:

+ Trao đổi bảng thống kê kết quả học tập mà mỗi HS vừa làm ở bài tập 1 để thu thập đủ số liệuvề từng thành viên trong tổ.

+ Kẻ bảng thống kê có đủ cột dọc (ghi điểm số nh phân loại ở bài tập 1) và dòng ngang(ghi họ tên từng HS).

- HS trao đổi nhóm đôi làm bài tập 2, 2 HS làm vào giấy khổ to do GV phát - GV mời HS làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung.

* HĐ2: Củng cố dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.

Toán

Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông

I/ Mục tiêu:

Giúp HS:

- Hình thành biểu tợng ban đầu về đề-ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông.

- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Biết mối quan hệ giữa đề ca- mét- vuông và mét vuông, giữa hm và dam; biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích (trờng hợp đơn gản).

II/ Đồ dùng dạy học:

GV: Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam, 1hm(thu nhỏ)

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A/ Bài cũ :

* HĐ1:Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông a/ Hình thành biểu tợng về đề-ca-mét vuông

- GV yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học.

- GV hỏi để HS nhớ lại: “mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m”, “Ki- lô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km”, rồi hớng dẫn HS dựa vào đó để tự nêu đợc: “Đề-ca-mét vuông là diện tích của 1 hình vuông có cạnh dài 1dam”.

- HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu đề-ca-mét vuông(dam) b/ Phát hiện mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông.

- GV chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1dam (đã chuẩn bị), giới thiệu: Chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ. - GV cho HS quan sát hình vẽ; tự xác định: số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏ; tự rút ra nhận xét: hình vuông 1dam vuông gồm 100 hình vuông 1m vuông.

- Từ đó HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông: 1damvuông = 100m vuông

* HĐ2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông Thực hiện tơng tự nh HĐ1

* HĐ3: Thực hành. Bài 1: SGK.

HS đọc yêu cầu bài 1. HS trả lời miệng HS và GV nhận xét.

KL: Rèn luyện cách đọc số đo diện tích với đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Bài 2: SGK

HS đọc yêu cầu bài 2.

HS làm việc cá nhân, 1HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét.

KL: Luyện viết số đo diện tích với đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Bài 3: SGK.

HS đọc yêu cầu bài 3.

HS làm theo 3 nhóm, 3HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét.

KL: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo Bài 4: SGK

HS đọc yêu cầu bài 4.

HS làm việc cá nhân, 3HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét.

KL: Rèn cho HS biết cách viết số đo diện tích có 2 đơn vị thành số đo diện tích dới dạng hỗn số có một đơn vị.

* HĐ4: Củng cố dặn dò:

GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.

Khoa học

Thực hành: Nói “không!”đối với các chất gây nghiện

I/ Mục tiêu:

HS có khả năng:

- Xử lí các thông tin về tác hại của rợu, bia, thuốc lá, ma túy và trình bày những thông tin đó.

- Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện

II/ Đồ dùng dạy học

GV: Phiếu ghi các tình huống.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu

A/ Bài cũ:

B/ Bài mới: Giới thiệu bài.

*HĐ3: Trò chơi “chiếc ghế nguy hiểm”

Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc ngời khác mà có ngời vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. Cách tiến hành:

Bớc1: Tổ chức và hớng dẫn trò chơi nh SGV Bớc 2:- Yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang

- GV để chiếc ghế ở ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào.GV nhắc mọi ngời đi qua chiếc ghế phải rất cẩn thận để không chạm vào ghế.

Bớc 3: Thảo luận cả lớp

Sau khi HS vào chỗ ngồi của mình trong lớp, GV nêu câu hỏi thảo luận: - Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?

- Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?

- Tại sao có ngời biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?

- Tại sao bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế? - Tại sao có ngời lại tự mìng chạm tay vào ghế?

GVKL: Đa số mọi ngời đều thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm. * HĐ 4: Đóng vai.

Mục tiêu: HS biết thực hiện đợc kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện . Cách tiến hành:

- GV nêu: Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì các em sẽ nói gì? - GV ghi tóm tắt các ý HS nêu ra rồi rút ra kết luận các bớc từ chối: + Hãy nói rõ rằng bạn không muốn làm việc đó.

+ Nếu ngời kia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn quyết định nh vậy. + Nếu ngời kia vẫn cố tình loi kéo bạn, tốt nhất là tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi đó.

- GV chia lớp làm 3 nhóm, phát phiếu ghi các tình huống( nh SGV) cho các nhóm. - Các nhóm đọc tình huống và phân công đóng vai.

- Từng nhóm lên đóng vai theo các tình huống trong phiếu. - HS và GV nhận xét.

GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền đợc bảo vệ và tự bảo vệ. Đồng thời chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của ngời khác.

Mỗi ngời có một cách từ chối riêng song cái đích cần đạt đợc là nói “không!”đối với những chất gây nghiện.

Củng cố – Dặn dò:

HS nhắc laị nội dung bài.

Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

Một phần của tài liệu GIAN AN 5 T5.doc (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w