nòng nọc (giống cá) -> ếch
4. Củng cố, đánh giá:
? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa nước, vừa cạn ?
? Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch ? 5 . Hướng dẫn, dặn dò:
- Học theo câu hỏi và kết luận trong SGK. - Chuẩn bị: ếch đồng (theo nhóm).
Tiết 38
thực hành: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ
I. MỤC TIÊU
- Nhận dạng và xác định vị trí các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
- Tìm những cơ quan thích nghi với đời sống ở cạn nhưng chưa hoàn chỉnh. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
- Phối hợp làm việc trong nhóm nhỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mô hình cấu tạo trong của ếch đồng. - Tranh cấu tạo trong của ếch đồng.
- Bộ xương ếch. - Mẫu mổ ếch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:
? Nêu những đặc điểm cấu tạo của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn ? ? Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch ?
2. Vào bài: Bài hôm nay là tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo trong của ếch đồng thích nghi với đời sống qua mẫu mổ sẵn và tranh vẽ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 36.1 SGK -> nhận biết các xương trong bộ xương ếch. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu bộ xương ếch, đối chiếu hình 36.1 -> xác định các xương trên mẫu.
- GV cho HS thảo luận :
? Bộ xương ếch có chức năng gì ? - GV chốt lại kiến thức.
- GV hướng dẫn HS:
+ Sờ tay lên bề mặt da, quan sát mặt trong da -> nhận xét.
- Cho HS thảo luận : ? Nêu vai trò của da ? - KL:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 36.3 đối chiếu với mẫu mổ -> xác định các cơ quan.
- GV đến từng nhóm yêu cầu HS chỉ từng cơ quan trên mẫu mổ.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng /118 SGK -> thảo luận.
? Hệ tiêu hóa của ếch có gì khác so với cá ? ? Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da ?
? Tim ếch khác cá ở điểm nào ?
I. Bộ Xương
- Đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác bổ sung.
- Bộ xương: xương đầu, xương cột sống,xương đai ( đai vai, đai hông), xương chi