C. a= Aω sin( ) ωt D a =− Aω 2sin () ωt
BÀI 23 NGUYÊN TẮC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN I Mục tiêu.
I. Mục tiêu.
a. Về kiến thức
- Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
- Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.
b. Về kĩ năng
- Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản. - Làm được các bài tập tương tự như SGK.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Chuẩn bị thí nghiệm về máy phát và máy thu đơn giản (nếu có).
2. Học sinh: Tìm hiểu bộ phận thu sóng và bộ phận phát sóng của máy phát truyền thanh. III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ
- Sóng điện từ là gì ? Nêu những đặc điểm của sóng điện từ.
- Nêu những đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển. 2. Nội dung bài dạy
Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến - Tại sao phải dùng các sóng ngắn ?
- Hãy nêu tên các sóng này và cho biết khoảng tần số của chúng ?
- Âm nghe được có tần số từ 16Hz đến 20kHz. Sóng mang có tần số từ 500kHz đến 900MHz → làm thế nào để sóng mang truyền tải được thông tin có tần số âm.
- Sóng mang đã được biến điệu sẽ truyền từ đài phát → máy thu.
(Đồ thị E(t) của sóng mang chưa bị
biến điệu)
(Đồ thị E(t) của sóng âm tần)
(Đồ thị E(t) của sóng mang đã được biến điệu về biên độ)
1. Phải dùng các sóng điện từ cao tần
- Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang. Đó là các sóng điện từ cao tần có bước sóng từ vài m đến vài trăm m.
2. Phải biến điệu các sóng mang.
- Dùng micrô để biến dao động âm thành dao động điện: sóng âm tần.
- Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần với sóng mang: biến điệu sóng điện từ.
3. Ở nơi thu, dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa.
4. Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuyếch đại chúng bằng các mạch khuyếch đại.
Hoạt động 2. Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản - Y/c HS đọc SGK và cho biết sơ đồ khối của một
máy phát thanh vô tuyến đơn giản.
- Hãy nêu tên các bộ phận trong sơ đồ khối ? - Hãy trình bày tác dụng của mỗi bộ phận trong sơ đồ khối ?
Hoạt động 3. Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản - Y/c HS đọc SGK và cho biết sơ đồ khối của một
máy thu thanh vô tuyến đơn giản.
- Hãy nêu tên các bộ phận trong sơ đồ khối ? - Hãy trình bày tác dụng của mỗi bộ phận trong sơ đồ khối ?
3. Củng cố, tóm tắt bài dạy.
- Bốn nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. - Định nghĩa sóng mang. Cách biến điệu sóng điện từ cao tần.
- Sơ đồ khối của một máy phát thanh, thu thanh đơn giản. Giải thích các tác dụng của từng bộ phận. E t E t E t 2 1 3 4 5 1 2 3 4 5
4. Hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà.
- HD. Bài 5 / 119 SGK C Bài 6 / 119 SGK C Bài 7 / 119 SGK B Bài tập vận dụng:
Bài 1. Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện có độ tự cảm 10µH và có điện dung biến thiên từ 10 pF đến 250 pF. Máy có thể bắt được sóng điện tưừtrong khoảng nào ?
Bài 2. Một mạch dao động có điện dung 0,5µF. Để tần số dao động của mạch bằng 960 Hz thì ssộ tự cảm của cuộn dây có giá trị bằng bao nhiêu ?
- Bài tập về nhà: 23.1; 23.2; 23.3; 23.4; 23.5; 23.6 / 35, 36 BTVL
... o0o ...Tuần: Tiết PP: Tuần: Tiết PP: Ngày soạn: Ngày dạy: