TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Một phần của tài liệu giáo án vật lý 12 (Trang 67 - 71)

1. Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu định luật về giới hạn quang điện. - Phát biểu nội dung của thuyết lượng tử ánh sáng. 2. Nội dung bài dạy:

Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong - Y/c HS đọc Sgk và cho biết chất quang dẫn là gì?

- Dựa vào bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn và thuyết lượng tử, hãy giải thích vì sao như vậy? - So sánh độ lớn của giới hạn quang dẫn với độ lớn của giới hạn quang điện và đưa ra nhận xét.

1. Chất quang dẫn

- Là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng. 2. Hiện tượng quang điện trong

SGK / 159

- Ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện. Hoạt động 2: Tìm hiểu về quang điện trở

GV : Y/c HS đọc Sgk và cho quang điện trở là gì? Chúng có cấu tạo và đặc điểm gì?

1. Khái niệm : Là một điện trở làm bằng chất quang dẫn.

2. Cấu tạo: 1 sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện.

3. Đặc điểm : Điện trở có thể thay đổi từ vài MΩ → vài chục Ω.

Hoạt động 3 : Tìm hiểu về pin quang điện - Pin quang điện (pin Mặt Trời) là một thiết bị biến

đổi năng lượng → từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?

- Minh hoạ cấu tạo của pin quang điện.

- Trong bán dẫn n hạt tải điện chủ yếu là êlectron, bán dẫn loại p hạt tải điện chủ yếu là lỗ trống → ở lớp chuyển tiếp hình thành một lớp nghèo. Ở lớp nghèo về phía bán dẫn n và về phía bán dẫn p có những ion nào?

- Khi chiếu ánh sáng có λ ≤ λ0 → hiện tượng xảy ra trong pin quang điện như thế nào?

- Hãy nêu một số ứng dụng của pin quang điện?

1. Định nghĩa: SGK / 160

2. Hiệu suất chỉ vào khoảng trên dưới 10% 3. Cấu tạo:

a. Pin có 1 tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại p, trên cùng là một lớp kim loại rất mỏng. Dưới cùng là một đế kim loại. Các kim loại này đóng vai trò các điện cực trơ.

b. Giữa p và n hình thành một lớp tiếp xúc p-n. Lớp này ngăn không cho e khuyếch tán từ n sang p và lỗ trống khuyếch tán từ p sang n → gọi là lớp chặn. c. Khi chiếu ánh sáng có λ ≤ λ0 sẽ gây ra hiện tượng quang điện trong. Êlectron đi qua lớp chặn xuống bán dẫn n, lỗ trống bị giữ lại → Điện cực kim loại mỏng ở trên nhiễm điện (+) → điện cực (+), còn đế kim loại nhiễm điện (-) → điện cực (-).

- Suất điện động của pin quang điện từ 0,5V → 0,8V .

4. Ứng dụng : SGK / 161 3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:

- Chất quang dẫn là gì ?

- Hiện tượng quang điện trong là gì ?

- Trình bày cấu tạo và hoạt động của một pin quang điện. 4. Hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà:

HD: Bài 4 / 162 SGK A-b, B-c, C-a Bài 5 / 162 SGK D

Bài 6 / 162 SGK D

Bài tập về nhà: bài 31.1, 31.2, 31.3 / 49 và ôn lại khái niệm tia tử ngoại, tia hồng ngoại đặc điểm và tính chất của chúng.

...o0o...

Tuần: Tiết PP: Ngày soạn: Ngày dạy:

BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

Củng cố, khắc sâu kiến thức ở phần hiện tượng quang điện. 2. Kĩ năng: Vận dụng các công thức để giải bài tập.

3. Thái độ: hứng thú học tập II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Giao bài tập về nhà cho HS chuẩn bị và GV chọn những bài mẫu để giải. 2. Học sinh: làm bài tập về nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng giải IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày nội dung của thuyết lượng tử ánh sáng.

GIqđ Iqđ Etx + - Lớp chặn g + + + + + + + + - - - - n p

- Phát biểu định luật về giới hạn quang điện.

- Chất quang dẫn là gì ? Hiện tượng quang điện trong là gì ? 2. Nội dung bài dạy:

Hoạt động của GV - Hs Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: giải bài 12 / 158 SGK GV: gọi HS đọc đề và tóm tắt đề, đổi đơn vị các đại

lượng.

GV: Để tính được lượng tử năng lượng của ánh sáng đỏ và vàng ta sử dụng công thức nào ? GV: gọi HS lên bẳng trình bày

λđ = 0,75µm = 0,75.10-6m λv = 0,55µm = 0,55.10-6m ε = ? HD λ ε =hf = hc→ εđ = 26,5.10-20J εv = 36,14.10-20J Hoạt động 2: giải bài 13 / 158 SGK

GV: gọi HS đọc đề và tóm tắt đề

GV: hướng dẫn và gọi HS lên bẳng trình bày

=0 0 λ 0,35μm = 0,35.10-6m A = ? HD 0 λ hc A= = 5,678.10-19J = 3,55 eV Hoạt động 30.11/ 48 BTVL GV: gọi HS đọc đề và tóm tắt đề

GV: Hướng dẫn HS sử dụng công thức và tính toán

λ = 0,3μm = 0,3.10-6m P = 25W a/ N = ? b/ Wđ = ? HD a/ λ ε =hf = hc= 6,62.10-19J Số phôton phát ra trong 1 giây

ε P N = = 3,77.1019 phôton/ s b/ 0 λ hc A= = 5,67.10-19J

Động năng mà quang êlectron thu được là Wđ = ε – A = 0,95.10-19J

Hoạt động 4: giải bài tập 1 Bài tập: Tính bước sóng của ánh sáng mà năng

lượng của phôton là 2,8.10-19J ε λ

hc hf =

= → ε

λ=hc = 7,09.10-7m Hoạt động 5: giải bài tập 2

Bài tập: Giới hạn quang điện của xêdi là 0,66μm. Hãy tính công thoát của êlectron ra khỏi bề mặt của

xêdi. λ0

hc

A= = 3.10-19J

3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:

- Công thức tính lượng tử năng lượng. - Công thức tính công thoát.

4. Hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà: Bài tập trắc nghiệm:

1. Chọn câu sai.

A. Phôton có năng lượng. C. Phôton có khối lượng.

B. Phôton có động lượng. D. Phôton có kích thước xác định. 2. Ánh sáng đỏ có bước sóng 0,768μm. Năng lượng của phôton tương ứng là

A. 2,588.10-19J B. 1,294.10-19J C. 25,88.10-19J D. 0,2588.10-19J 3. Một phôton ánh sáng có năng lượng 1,75eV. Ánh sáng này có 3. Một phôton ánh sáng có năng lượng 1,75eV. Ánh sáng này có

4. Công thoát của êlectron đối với nhôm là 3,7eV. Giới hạn quang điện của nhôm là A. 341μm B. 0,34μm C. 3,4μm D. 34μm

Tuần: Tiết PP: Ngày soạn: Ngày dạy:

Bài 32: HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Trình bày và nêu được ví dụ về hiện tượng quang – phát quang. - Nêu được đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang.

2. Kĩ năng: Phân biệt được huỳnh quang và lân quang. 3. Thái độ: hứng thú học tập

II. CHUẨN BỊ1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- Một ống nghiệm nhỏ đựng dung dịch fluorexêin; hoặc một vật bằng chất lân quang (núm bật tắt ở một số công tắc điện, các con giáp màu xanh bằng đá ép sản xuất ở Đà Nẵng…).

- Hộp cactông nhỏ dùng để che tối cục bộ. 2. Học sinh: ôn nội dung của thuyết lượng tử. III. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng giải IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Chất quang dẫn là gì ? Hiện tượng quang điện trong là gì ? 2. Nội dung bài dạy:

Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng quang – phát quang GV : Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự phát quang là

gì?

GV : Chiếu chùm tia tử ngoại vào dung dịch fluorexêin → ánh sáng màu lục.

GV : Đặc điểm của sự phát quang là gì?

GV : Thời gian kéo dài sự phát quang phụ thuộc vào điều gì ?

GV : Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự huỳnh quang là gì?

GV : chất lân quang là gì?

GV : yêu cầu HS trả lời C1 SGK/ 164

1. Khái niệm về sự phát quang

- Sự phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.

- Đặc điểm: sự phát quang còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

2. Huỳnh quang và lân quang a. Huỳnh quang : SGK / 163 b. Chất lân quang : SGK / 164

- Các chất rắn phát quang loại này gọi là các chất

lân quang.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang GV: Y/c Hs đọc Sgk

GV: hướng dẫn HS giải thích. - Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: λhq > λkt. 3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:

- Hiện tượng quang – phát quang là gì ?

- Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và lân quang. - Ánh sáng huỳnh quang có đặc điểm gì ?

4. Hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà: HD: Bài 3 / 165 SGK C

Bài 4 / 165 SGK D Bài 5 / 165 SGK B

Bài 6 / 165 SGK a/ Các băng này dùng để báo hiệu cho xe cộ chạy trên đường. b/ Các băng này ;làm chất liệu phát quang.

c/ Dùng bút thử tiền chiếu vào một chỗ trên băng đó, rồi xem chỗ đó sáng lên màu gì ? Nếu nó sáng màu vàng hay màu lục thì đó là băng phát quang.

Bài tập về nhà: 32.1, 32.2, 32.3, 32.4, 32.5 / 52 BTVL và ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học ở lớp 10 môn hóa học.

...o0o...

Tuần: Tiết PP: Ngày soạn: Ngày dạy:

Bài 33: MẪU NGUYÊN TỬ BO

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Trình bày được mẫu nguyên tử Bo.

- Phát biểu được hai tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử.

2. Kĩ năng: Giải thích được tại sao quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô lại là quang phổ vạch.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Hình vẽ các quỹ đạo của êlectron trong nguyên tử hiđrô trên giấy khổ lớn. 2. Học sinh: Ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học trong SGK Hoá học lớp 10.

Một phần của tài liệu giáo án vật lý 12 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w