C. a= Aω sin( ) ωt D a =− Aω 2sin () ωt
BÀI 29 Thực hành: ĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA
I. Mục tiêu.
a. Về kiến thức
- Thông qua thực hành nhận thức rõ bản chất sóng của ánh sáng, biết ứng dụng hiện tượng giao thoa để đo bước sóng ánh sáng.
b. Về kĩ năng
- Biết sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tạo ra hệ vân giao thoa trên màn ảnh, bằng cách dùng nguồn laze chiếu vuông góc với màn chắn có khe Y-âng. Quan sát hệ vân, phân biệt được các vân sáng, vân tối, vân sáng giữa của hệ vân.
- Biết cách dùng thước kẹp đo khoảng vân. Xác định được tương đối chính xác bước sóng của chùm tia laze.
II. Chuẩn bị.
1.Giáo viên: tiến hành thí nghiệm để thử và xem trình độ chính xác của các dụng cụ để thành thạo khi hướng dẫn HS thí nghiệm.
2. Học sinh: đọc trước phần hướng dẫn sử dụng thước kẹp, chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành ở bài 29 SGK / 150.
III. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ
2. Nội dung bài dạy
Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Kiểm tra kiến thức cũ:
+ Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì ? + Điều kiện để có giao thoa ánh sáng. + Công thúc tính khoảng vân, bước sóng.
- Khoảng vân: i D a λ = - Bước sóng: ia D λ =
Hoạt động 2. Tìm hiểu bộ dụng cụ khảo sát giao thoa qua khe I âng dùng tia laze Hoạt động 3. Tìm vân giao thoa
Hoạt động 4. Xác định bước sóng của chùm tia laze 3. Củng cố, tóm tắt bài dạy.
4. Hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà. - HD.
- Bài tập về nhà:
... o0o ...Tuần: Tiết PP: Tuần: Tiết PP: Ngày soạn: Ngày dạy:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống kiến thức chương IV, V cho HS. - Rèn kĩ năng làm bài tập, đổi đơn vị, tính toán cho HS. - Rèn luyện cách làm bài tập trắc nghiệm cho HS. II. Phương pháp: tái hiện, vận dụng.
III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Đề cương ôn tập.
- Một số câu hỏi trắc nghiệm.
2. Học sinh: ôn tập kiến thức chương IV, V. IV. Tiến trình dạy học:
A. Kiến thức:
- Mạch dao động: định nghĩa, nguyên tắc hoạt động.
- Dao động điện từ tự do: định nghĩa, định luật biến thiên điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch.
- Công thức tính chu kì, tần số dao động riêng của mạch dao động. - Định nghĩa năng lượng điện từ.
- Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường. - Điện từ trường và thuyết điện từ Măc – xoen.
- Sóng điện từ: định nghĩa, những đặc điểm của sóng điện từ. - Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển.
- Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
- Sơ đồ khối của một máy thu thanh và máy phát thanh vô tuyến đơn giản.
- Hiện tượng tán sắc ánh sáng, ánh sáng đơn sắc là gì ? Giải thích hiện tượng. Ứng dụng của hiện tượng tán sắc.
- Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, giải thích hiện tượng.
- Thí nghiệm I – âng về giao thoa ánh sáng → khái niệm, giải thích hiện tượng giao thoa. - Công thức xác định vị trí vân sáng, khoảng vân, bước sóng.
- Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa. - Máy quang phổ lăng kính: định nghĩa, cấu tạo.
- Quang phổ liên tục: định nghĩa, điều kiện phát sinh, đặc điểm, ứng dụng. - Quang phổ phát xạ: định nghĩa, điều kiện phát sinh, đặc điểm, ứng dụng.
- Quang phổ hấp thụ: định nghĩa, cách tạo, điều kiện phát sinh, đặc điểm, ứng dụng. - Tia hồng ngoại: định nghĩa, cách tạo, tính chất và công dụng.
- Tia hồng ngoại: định nghĩa, nguồn tia tử ngoại, tính chất, sự hấp thu tia tử ngoại và công dụng. - Tia X: bản chất, tính chất, công dụng.
- Cấu tạo và hoạt động của ống Cu – lit – giơ. B. Bài tập: ĐỀ TRẮC NGHIỆM KÈM THEO
...o0o...
Tuần: Tiết PP: Ngày soạn: Ngày dạy: