- Tranh phóng to hình với nội dung cấu trúc phân tử cơ chế tự sao
III.Tiến trình bài giảng:
Mở bài:
Gv chia nhóm Hs và cho một số nhóm lần lượt thay nhau quan sát mô hình phân tử ADN và hình chiếu, để xác định được:
? Số cặp nucleotit trong mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu
? Các nucleotit liên kết với nhau ntn
Gv nhận xét, bổ sung, kết luận Hs quan sát, thảo luận nhóm, đại diện trả lời
Chuyển tiếp:
Gv cho các nhóm hs thay nhau lắp ráp mô hình phân tử ADN Hs thảo luận và lần lượt lắp ráp mô hình phân tử ADN.
Bài 20. Thực hành: Quan sát, lắp ráp mô hình phân tử ADN
I. Quan sát mô hình không gian của phân tử ADN ADN
- Số cặp nucleotit trong mỗi chu kì xoắn là 10 cặp - Các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp theo NTBS: A – T, G – X (và ngược lại)
II. Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN phân tử ADN
Gv: hướng dẫn hs: nên tiến hành lắp một mạch hoàn chỉnh, rồi mới lắp mạch còn lại. Có thể bắt đầu từ dưới lên hay từ trên xuống. Khi lắp ráp mạch thứ hau, nên chú ý các nucleotit liên kết với mạch thứ nhất theo NTBS
Gv: cho hs xem phim: các hoạt động lắp ráp, mô hình không gian của phân tử ADN
Hs theo dõi, ghi nội dung cơ bản vào vở. Gv: Yêu cầu hs viết thu hoạch
TUẦN 10- TIẾT 21. ĐỘT BIẾN GEN
I. Mục tiêu:
Hs có khả năng:
- Trình bày được khái niệm biến dị
- Xác định được nguyên nhân của biến dị
- Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp
II. Phương tiện:
- Tranh phóng to hình 21.1, 21.2, 21.3, 21.4
III. Phương pháp
- Nêu vấn đề - Quan sát
- Nghiên cứu SGK
IV. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài giảng
Gv – Hs
Mở bài:
Gv: giải thích: các cá thể ở đời con thường có nhiều nét khác nhau và khác với bố mẹ, được gọi là hiện tượng biến dị. Các biến dị di truyền được là những biến đổi trong tổ hợp gen (biến dị tổ hợp), trong NST và trong ADN (đột biến). Cơ thể mang biến đổi trong NST và trong ADN được gọi là thể đột biến. Các biến dị không di truyền (thường biến) là những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường.
Bảng
Bài 21. Đột biến gen I. Đột biến gen
Đột biến NST gồm các dạng sau: - Mất một cặp nucleotit (21.b) - Thêm một cặp nucleotit(21.c) - Thay thế một cặp nucleotit (21.d)
Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trình tự các cặp nucleotit, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN