Sự thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn

Một phần của tài liệu GAsinh9 cả năm (Trang 73)

- Giải thích được sự thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật

- Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống

- Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK trao đổi theo nhóm và quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ

II. Phương tiện dạy học:

- Tranh phóng to hình 34.1 – 4 SGK

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài giảng :

Gv- Hs

Mở bài:

Gv yêu cầu hs đọc SGK, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi trong SGK:

? Mục đích của việc cho cây giao phấn tự thụ phấn là gì.

? Việc tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành ntn.

Gv gợi ý cho Hs: Cần nắm được - Cách cho cây giao phấn tự thụ phấn

- Phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

Bảng

I. Sự thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn giao phấn

1. Thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn

Kết luận:

- Việc cho cây giao phấn tự thụ phấn là để tạo dòng thuần

- Việc tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành như sau:

a. Tự thụ phấn bắt buộc: Dùng túi cách li lấy phấn cây nào thì rắc lên cây ấy. Lấy hạt của từng cây gieo riêng thành

từng hàng, chọn những cây có đặc điểm mong muốn cho tự thụ phấn.

Chuyển tiếp:

Gv gợi ý Hs: Cần nắm vững các đặc điểm của các cây bị thoái hoá.

Làm như vậy qua nhiều thế hệ sẽ tạo được dòng thuần

b. Nuôi cấy hạt phấn của cây đơn bội, rồi nhân đôi số lượng NST để tạo cây lưỡng bội.

2. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn

KL: Hiện tượng thoái hoá (ở ngô) do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể có sức sống kém dần, biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm , chiều cao và năng suất cây giảm dần. Ở nhiều dòng còn có biểu hiện bạch tạng,thân lùn, bắp dị dạng và ít hạt

Một phần của tài liệu GAsinh9 cả năm (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w