Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại BIDV Ha

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 25 - 67)

Hai Bà Trưng

1.2.2.1. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay.

Tại BIDV Hai Bà Trưng không có một quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn mà nó nằm trong quy trình tín dụng của Ngân hàng. Cụ thể là ở các bước 1, 2 của quy trình tín dụng. Chi tiết như sau:

Sơ đồ 2: Quy trình đánh giá rủi ro tại BIDV Hai Bà Trưng

Bước 1: Phòng quan hệ Khách Hàng/ Phòng Giao dịch Phòng quản lí rủi ro Khách hàng Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng của khách hàng Phù hợp với các chính sách và quy định Thu thập phân tích thẩm định khách hàng/dự án, lập báo cáo đề xuất tín dụng Trình lãnh đạo Phòng QHKH Trình PGD QHKH phê duyệt đề xuất

Bước 2: Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dịch Phòng Quản lý rủi ro

Bước 1: Tiếp thị khách hàng và lập đề xuất tín dụng.

Tại phòng quan hệ khách hàng hoặc phòng giao dịch, sau khi hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, cán bộ phòng QHKH sẽ tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng từ khách hàng. Nếu nhu cầu khách hàng cung cấp là đầy đủ, phù hợp với các chính sách và quy định của BIDV thì cán bộ QHKH sẽ tiến hành các bước tiếp theo. Trường hợp tài liệu, nhu cầu khách hàng cung cấp chưa đủ, chưa phù hợp với các chính sách và quy định của BIDV, cán bộ QHKH sẽ đề nghị khách hành bổ sung hoàn thiện.

Sau khi đã tiếp nhận xong hồ sơ tín dụng hợp lệ, cán bộ QHKH sẽ tiến hành thu thập, phân tích đầy đủ thông tin về khách hàng, về dự án xin vay vốn. Sau đó các cán bộ QHKH sẽ tiến hành thẩm định các nội dung cần thiết như thẩm định từng khía cạnh của dự án bao gồm khía cạnh pháp lý, khía cạnh kinh tế, khía cạnh kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình thẩm định các nội dung thì các cán bộ QHKH sẽ đưa ra các nhận xét về các mặt tích cực cũng như những rủi ro có thể gặp phải đối với từng nội dung. Để từ đó đánh giá,phân tích một cách kỹ lưỡng các rủi ro

Chuyển báo cáo đề xuất TD và Hồ sơ

Cán bộ QLRR tiếp nhận Hồ

sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo quy

định Lập BC thẩm định rủi ro Trình Lãnh đạo Phòng kiểm soát Cấp có thẩm quyền phê duyệt

và lập báo cáo đề xuất tín dụng trình Lãnh đạo phòng QHKH/ GĐ, PGĐ. Báo cáo đề xuất tín dụng sau khi được Lãnh đạo phòng QHKH/ GĐ PGĐ đồng ý phê duyệt thì sẽ tiếp tục được trình lên PGĐ QHKH phê duyệt. Tuy nhiên chỉ có các khách hàng thuộc nhóm A – khoản 2 – điều 2 (bao gồm các công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế Nhà nước, tổng công ty nhà nước được sắp xếp lại, thành lập theo Quyết định 90/TTg và Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 gồm văn phòng Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty; công ty mẹ và các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ đối với các Tổng công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con) và các khách hàng tại phòng Giao dịch thì sau khi báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng và báo cáo đề xuất tín dụng của họ mới được chuyển sang phòng Quản lý rủi ro thực hiện bước 2.Còn các khách hàng thuộc nhóm B – khoản 2 – điều 2 ( bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu có mức vốn điều lệ thực góp từ 10 tỷ đồng trở lên, trừ khách hàng nhóm A và doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ) sau khi thực hiện xong bước 1, báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng / cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý sẽ được bỏ qua bước 2 và chuyển lại cho Bộ phận QHKH để tiến hành các thủ tục sau khi phê duyệt.

Bước 2: Thẩm định rủi ro.

Sau khi báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng của khách hành được phòng QHKH chuyển sang cho phòng Quản lý rủi ro, thì các cán bộ Quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định.

Khi khách hàng và dự án được thẩm định rủi ro một cách kỹ lưỡng và chính xác thì các cán bộ QLRR sẽ lập báo cáo thẩm định rủi ro để trình lên Lãnh đạo phòng Kiểm soát rôi cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.

Sau khi khách hàng, dự án xin vay vốn đều đã được các cán bộ thẩm định của Ngân hàng thẩm định rủi ro và báo cáo thẩm định rủi ro cũng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì các cán bộ ngân hàng sẽ tiếp tục quy trình cấp tín dụng của mình theo các bước trong quy trình cấp tín dụng.

Hoạt động cho vay của Ngân hàng luôn tiềm ẩn các rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động cho vay, tránh rủi ro đối với Ngân hàng thì các cán bộ thẩm định cần tuân thủ đúng quy trình và nội dung đánh giá rủi ro khách hàng và dự án đầu tư một cách chặt chẽ, chính xác nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay cũng như có cơ sở pháp lý và tài chính để có thể thu được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

1.2.2.2. Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay.

1.2.2.2.1. Phương pháp định tính.

a. Phương pháp xếp hạng tín dụng

Phương pháp định tính mà ngân hàng áp dụng la phương pháp xếp hạn tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm các chỉ tiêu nhỏ. Số lượng chỉ tiêu nhỏ; thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ là khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau.

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xây dựng 3 Hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là:

+ Khách hàng là tổ chức tín dụng; + Khách hàng là tổ chức kinh tế; + Khách hàng là cá nhân.

- Nguyên tắc chấm điểm:

• Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80 ,100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức điểm kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong số các khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.

• Tuỳ theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi loại hình khách hàng, ngành kinh tế và tính chất sở hữu doanh

nghiệp. Do đó điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.

Với nguyên tắc như vậy, các trường hợp khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nhưng có tình hình tài chính yếu kém sẽ không được xếp ở nhóm hạng tốt nhất.

- Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 8: Phân loại mức xếp hạng tín dụng

STT Mức xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA

Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất cao và liên tục gia tăng; tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh đáp ứng được mọi nghĩa vụ trả nợ; Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

2 AA

Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tăng trưởng vững chắc; tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

3 A

Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng và có hiệu quả; tình hình tài chính ổn định; khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

4 BBB

Là khách hàng tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm về các điều kiện thay đổi về ngoại cảnh; tình hình tài chính ổn định; cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

5 BB

Là khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện ngoại cảnh. Khách hàng này có một số yếu điểm về tài chính, về khả năng quản lư; cho vay đối với khách hàng này

có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

6 B

Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh gần như không có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bất cập; Dư nợ vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và nợ lãi.

7 CCC

Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị không tốt; tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và nợ lãi.

8 CC Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết trả nợ; dư nợ vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

9 C

Là khách hàng rất yếu, kinh doanh thua lỗ và rất ít khả năng phục hồi. Dư nợ vay của khách hàng thuộc loại này có khả năng tổn thất rất cao.

10 D

Đây là khách hàng đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và không còn khả năng khôi phục. Dư nợ vay của khách hàng thuộc loại không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Hai Bà Trưng)

Khi áp dụng phương pháp này, cán bộ quan hệ khách hàng/ cán bộ quản lý rủi ro sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định xem dự án có những rủi ro nào và có thể khắc phục được những rủi ro đó không.

Ví dụ:

Đánh giá lợi ích của BIDV trong quan hệ với khách hàng là Công ty CP vật tư vận tải xi măng

- Công ty CP vật tư vận tải xi măng là khách hàng tốt, theo xếp loại chính sách khách hàng, Công ty được xếp loại AA. Trong quá trình quan hệ, công ty luôn sử dụng nhiều các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng, quan hệ tín dụng vay trả song phẳng, chưa xảy ra tình trạng cơ cấu hoặc quá hạn nợ vay

gia tăng mối quan hệ giữa Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

 Trên cơ sở các phân tích đánh giá, đưa ra các nhận xét ngắn gọn triển vọng phát triển của Khách hàng (Rất tốt / Tốt / Trung bình / Không tốt) trong:

• Ngắn hạn: tốt • Dài hạn: tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá của CBQLRR: Đã đánh giá được mức độ uy tín cao của Công ty CP vận

tải xi măng, đánh giá có được thêm các lợi ích sau này khi Ngân hàng khi cho khách hàng này vay có thể có thêm các khách hàng lớn khác.

b. Phương pháp SWOT

Là công cụ rất hữu dụng trong việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào, rất thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong ( Strength và Weaknesses) và bên ngoài ( Opportunities và Threat ) công ty, thông qua đó ta dễ dàng nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của dự án đầu tư và ra quyết định có nên cho vay vốn hay không. Bên cạnh đó mô hình SWOT còn dùng để đánh giá đối thủ cạnh tranh xem đối thủ có điểm mạnh yếu gì và trong cơ hội đang có thì mình có lợi thế gì

Bảng 9 :Mô hình SWOT Strengths ( Điểm mạnh ) - Khách hàng có lợi thế gì - Khách hàng có thể làm tốt gì - Khách hàng sử dụng nguồn lực nào - Khách hàng có ưu điểm gì

Xem xét đối thủ cạnh tranh thì khách hàng có ưu điểm gì để tồn tại trên thị trường

Weaknesses ( Điểm yếu )

- Khách hàng phải cải thiện điều gì - Khách hàng yếu nhất điều gì - Khách hàng nên tránh gì

Xem vì sao đối thủ cạnh tranh tốt hơn mình và họ có nhìn thấy điểm yếu của mình không

Opportunities ( Cơ hội )

- Khách hàng có thể tìm thấy cơ hội tốt ở đâu

- Xu thế tốt nào mà khách hàng đang mong đợi

Threat ( Thách thức )

- Khách hàng gặp phải trở ngại gì - Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì - Việc thay đổi công nghệ có ảnh hưởng gì đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Khách hàng có lịch sử về nợ quá hạn không

- Khách hàng có yếu điểm gì không Phương pháp mô hình SWOT thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đánh giá toàn diện khách hàng vay vốn.

Ví dụ: “Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Chợ Mơ”

Khả năng cạnh tranh của dự án sẽ được đánh giá theo mô hình SWOT dưới đây: Điểm mạnh - Công trình có vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thành phố, cách Hồ

Gươm 300m, trên phố Bà Triệu – một trong những tuyến phố đông đúc và sầm uất.

- Dù với quy mô khá nhỏ, công trình được trang bị hệ thống phụ trợ khá đầy đủ và chuyên nghiệp như hệ thống PCCC, hệ thống viễn thông liên lạc, … nên có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Điểm yếu - Về mặt hình dáng kiến trúc, tòa nhà có mặt tiền khá hẹp, kéo sâu vào trong nên dễ ảnh hưởng đến thiết kế và khả năng vận hành sau này.

- Dịch vụ đi kèm của công trình còn khá thiếu, trong bối cảnh thị trường cung đang vượt cầu, khách hàng sẽ có những lựa chọn kĩ càng không chỉ về giá cả mà còn dịch vụ gia tăng.

Cơ hội - Các doanh nghiệp có khả năng vốn hạn chế không có khả năng trả cho những văn phòng hạng A, B có thể sử dụng những văn phòng hạng thấp hơn.

- Thống kê cho thấy khối lượng giao dịch thành công của các văn phòng hạng C tăng mạnh so với hạng A, B trong tháng 9/2009. - Vị trí thuận lợi ngay gần trung tâm khiến công trình có nhiều khả năng thu hút được khách hàng.

Thách thức - Áp lực cạnh tranh: Nguồn cung hiện tại và tương lai cho văn phòng cho thuê hạng B, C sẽ rất dồi dào, cộng với việc hệ thống dịch vụ, khuyến mãi của các chủ đầu tư khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Dự án.

- Xu hướng các doanh nghiệp chuyển dịch từ văn phòng hạng C lên hạng B, A nhằm nâng cấp cơ sở vật chất và chỗ làm việc khi nền kinh tế phục hồi và hoạt động sản xuất kinh doanh tốt lên.

- Ách tắc giao thông tại khu vực trung tâm có thể gây trở ngại

Theo nhận định của các chuyên gia về bất động sản, thị trường cho thuê văn

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 25 - 67)