học, để các ngân hàng được thuận tiện hơn trong việc thực thi.
Hiện nay có nhiều chính sách khi được ban hành quá rườm rà, việc trình bầy chưa khoa học. Việc tra cứu, đối chiếu của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt với một số lĩnh vực liên quan tới an ninh, chủ quyền quốc gia, các dự án thuộc các lĩnh vực mới. Đôi khi để đưa ra được một quyết định chính xác thì các nhân viên ngân hàng cần đối chiếu mỗi mục, mỗi chương được một hai câu, điều này tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Kiến nghị chính phủ nên có một kênh thông tin giải quyết các khúc mắc liên quan tới chính sách, để từ đó các cá nhân, tổ chức cũng như các ngân hàng có nguồn thông tin nhanh hơn, chính xác và đầy đủ hơn.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại BIDV Hai Bà Trưng dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Ái Liên và sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng quản lý rủi ro. Em đã tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề là sự tìm hiểu, phân tích, nhận định và đánh giá khá chi tiết về công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án cho vay tại cơ sở. Trong quá trình thực hiện chuyên đề đã chỉ ra cho em thấy nhiều điều mà những lý thuyết hay sách vở không diễn tả hết được, em thấy được về một ngân hàng nhà nước với phương thức tổ chức hoạt động linh hoạt, có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ chung, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn vững vàng, và một điểm mới mẻ nhất là công tác làm việc nhóm rất hiệu quả. Em nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn, bên cạnh đó là cách thức thực hiện đánh giá rủi ro đảm bảo nguyên tắc, hiệu quả và tiết kiệm tại phòng quản lý rủi ro. Những kinh nghiệm và kiến thức từ thực tế được các cán bộ truyền đạt lại rất hiệu quả có tác động mạnh tới việc phát triển nhận thức của em về công tác quản lý rủi ro. Đây là những vốn kinh nghiệm làm việc đầu đời giúp em vững bước hơn trong giai đoạn gia nhập thị trường lao động sắp tới.
Một lần nữa em xin cảm ơn quý ngân hàng cũng như T.S Nguyễn Thị Ái Liên đã giúp em hoàn thành tốt bản chuyên đề này. Bài viết là nhận định chủ quan của em nên còn nhiều thiếu xót, hạn chế rất mong được sự quan tâm góp ý của Cô và các thầy Cô trong khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Kinh tế Đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình Quản trị rủi ro trong Đầu tư – TS. Nguyễn Hồng Minh
3. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại ( commercial Banking) – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn – Nhà xuất bản thống kê
4. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng – Học viện Ngân hàng – TS. Nguyễn Văn Tiến – Nhà xuất bản thống kêu
5. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2006 – 2008).
6. 50 năm xây dựng và phát triển – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội
7.Trang Web
-. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: http://www.bidv.com - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, http://www.vnba.org.vn
- http://kienthuctaichinh.com - http:// www.economy.vn
Bảng 23: Tình hình tài chính của Công ty vay vốn qua các năm 2006, 2007, 2008 như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng tăng trưởng TĐ % tăng trưởng I, Tài sản 25,912 100.0% 69,329 100.0%106,521100.0% 37,192 53.6% A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 24,575 94.8% 59,504 85.8% 88,953 83.5% 29,449 49.5%
1 Tiền và các khoản tương
đương tiền 22,671 87.5% 26,692 38.5% 5,912 5.6% (20,780) -77.9% 1.1 Tiền 22,671 87.5% 26,692 38.5% 5,912 5.6% (20,780) -77.9% 3 Các khoản phải thu 1,646 6.4% 32,646 47.1% 59,675 56.0% 27,029 82.8%
3.2 Trả trước cho người bán 1,223 4.7% 12,221 17.6% 39,672 37.2% 27,451 224.6%
3.5 Các khoản phải thu khác 423 1.6% 20,425 29.5% 20,003 18.8% (422) -2.1% 5 Tài sản lưu động khác 209 0.8% 166 0.2% 23,366 21.9% 23,200 13975.9%
5.2 Thuế GTGT được khấu
trừ 70 0.3% 15 0.0% 211 0.2% 196 1306.7% 5.4 Tài sản ngắn hạn khác 139 0.5% 151 0.2% 23,155 21.7% 23,004 15234.4% B Tài sản dài hạn 1,337 5.2% 9,825 14.2% 17,568 16.5% 7,743 78.8% 2 Tài sản cố định 631 2.4% 8,481 12.2% 14,897 14.0% 6,416 75.7% 2.1 Tài sản cố định hữu hình 81 0.3% 67 0.1% 1,488 1.4% 1,421 2120.9% A Nguyên giá 95 0.4% 95 0.1% 1,782 1.7% 1,687 1775.8%
B Giá trị hao mòn luỹ kế -14 -0.1% -28 0.0% -294 -0.3% (266) 950.0% 2.4 Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang 550 2.1% 8,414 12.1% 13,409 12.6% 4,995 59.4%
5 Tài sản dài hạn khác 706 2.7% 1,344 1.9% 2,671 2.5% 1,327 98.7%
5.1 Chi phí trả trước dài hạn 706 2.7% 1,344 1.9% 2,671 2.5% 1,327 98.7%
II, Nguồn vốn 25,912 100.0% 69,329 100.0%106,521100.0% 37,192 53.6% A Nợ phải trả 242 0.9% 23,080 33.3% 24,740 23.2% 1,660 7.2%
1 Nợ ngắn hạn 242 0.9% 23,080 33.3% 24,740 23.2% 1,660 7.2%
1.1 Vay và nợ ngắn hạn - 0.0% 286 0.4% 600 0.6% 314 109.8%
1.3 Người mua trả trước - 0.0% 21,688 31.3% 22,454 21.1% 766 3.5%
1.4 Thuế và các khoản nộp
NN 233 0.9% 1,106 1.6% 1,686 1.6% 580 52.4%
1.5 Phải trả công nhân viên 9 0.0% - 0.0% - 0.0% - -
B Nguồn vốn chủ sở hữu 25,670 99.1% 46,249 66.7% 81,781 76.8% 35,532 76.8%
1.1 Vốn đầu tư của chủ sở
hữu 25,070 96.8% 43,404 62.6% 77,447 72.7% 34,043 78.4%
1.9 Lợi nhuận chưa phân
phối 600 2.3% 2,845 4.1% 4,334 4.1% 1,489 52.3%
III, Chỉ tiêu tài chính
1 HS tự chủ TC
(VCSH/NV) 0.99 0.67 0.77
2 Khả năng thanh toán
chung 101.55 2.58 3.60
3 Hệ số nợ/TS 0.01 0.33 0.23
Về cơ cấu tài sản – nguồn vốn: tài sản ngắn hạn của công ty thường chiếm tỷ
trọng lớn (84% - 95% trong tổng tài sản), tuy nhiên nợ ngắn hạn chỉ chiếm 23% - 33% trong tổng nguồn vốn, như vậy sẽ có khoảng 61% - 62% tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
Về tài sản:
Tổng tài sản của Công ty tăng đều qua các năm, năm 2006 đạt 25.912 triệu đồng, năm 2007 đạt 69.329 triệu đồng – tăng 168% so với năm 2006, năm 2008 đạt 106.521 triệu đồng, tăng 54% so với năm 2007. Điều này phù hợp với tiến độ góp vốn của các cổ đông sáng lập.
Trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản qua các năm và tập trung chủ yếu ở 3 khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản phải thu. Tài sản dài hạn chỉ chiếm khoảng 5% - 16% trong tổng tài sản qua các năm và tập trung chủ yếu ở khoản mục tài sản cố định. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản và tăng dần qua các năm tương ứng với tiến độ chuẩn bị thực hiện dự án.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Đến 31/12/2008 khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là 5.912 triệu đồng, chủ yếu là tiền mặt tại quỹ. Khoản mục này giảm dần qua các năm do công ty đầu tư dần vào các chi phí, vật tư thực hiện dự án.
Các khoản phải thu:
các khoản trả trước phần chi phí tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị dự án như: Công ty Kiểm định kỹ thuật xây dựng, Công ty Thiết kế Singapore, Công ty Vận chuyển khách và du lịch & Taxi,..
Các khoản phải thu khác: Khoản phải thu khác đến 31/12/08 20.003 triệu đồng, chiếm 18,8% tổng tài sản. Đây là khoản vay của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Cao Hà Nội (cổ đông sáng lập chiếm đến 50% cổ phần) theo Hợp đồng vay vốn từ 18/12/2006 và sẽ đến hạn vào 18/12/2009 hoặc khi Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy có nhu cầu sử dụng vốn để thi công xây dựng dự án Trung tâm thương mại Cầu Giấy tùy theo điều kiện nào đến trước. Hiện nay, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Cao Hà Nội đã hoàn trả lại khỏan vay đầy đủ cho doanh nghiệp.
Tài sản lưu động khác năm 2008 đạt 23.366 triệu đồng (chiếm 21,9% tổng tài sản), tăng 13.975,9% so với năm 2007. Trong đó chủ yếu là các khoản tạm ứng trong quá trình chuẩn bị dự án. Qua trao đổi doanh nghiệp thì các khoản tạm ứng chủ yếu tạm ứng cho Ông Minh và Bà Hương để thực hiện hoàn thiện các thủ tục dự án.
Tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng dần qua các năm. Năm 2008 đạt 1.488 triệu đồng tăng 2.120,9% so với năm 2007 (chỉ đạt 67 triệu đồng). Trong đó chủ yếu là các thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại…
Về nguồn vốn:
Đến 31/12/2008 tổng nguồn vốn của Công ty đạt 106.521 triệu đồng tăng 53,6% so với năm 2007. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 3 năm trở lại đây không có sự thay đổi lớn, nợ phải trả thường chiếm khoảng 23% - 33% và vốn chủ sở hữu chiếm 67% - 77% trong tổng nguồn vốn.
Trong cơ cấu nợ phải trả, người mua trả trước thường chiếm tỷ trọng lớn, thời điểm 31/12/2008 là 22.454 triệu đồng, tương ứng với 21,1% tổng nguồn vốn, đây là các khoản tiền đặt cọc mua căn hộ của các cá nhân. Tuy nhiên, do thay đổi quy mô dự án và cách thức triển khai huy động vốn, doanh nghiệp đã hoàn trả lại toàn bộ tiền ứng trước cho các cá nhân. Tại thời điểm báo cáo, doanh nghiệp đã cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ về việc hoàn trả lại khoản tiền trên. Khoản mục vay ngắn hạn 600
triệu đồng là khoản vay cá nhân.
Vốn chủ sở hữu của Công ty thời điểm 31/12/2008 đạt 81.781 triệu đồng, tăng 76,8% so với năm 2007. Nguồn tăng là từ việc góp thêm vốn của các cổ đông sáng lập và một phần nhỏ là từ lợi nhuận chưa phân phối để lại.