Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. 1.2.4.1. Những kết quả đạt được trong thời gian qua
1.2.4.1.1. Chất lượng tín dụng của BIDV Hai Bà Trưng trong thời gian qua
BIDV luôn luôn quan tâm chú trọng đến sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng, thường xuyên thực hiện rà soát và hoàn thành lại thủ tục và hồ sơ pháp lý của các khoản vay. Bổ sung các hình thức bảo đảm tiền vay, giảm dần dư nợ xuống mức có thể kiểm soát được rủi ro đối với những khách hàng có biểu hiện tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả; Việc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng, chất lượng tín dụng cũng được nâng cao và được biểu hiện trong bảng sau:
Bảng 20: So sánh các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng năm 2011 – 2012
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 2012 so với2011 (%) Tổng dư nợ tín dụng 1,633 1,929 118% Nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5 Điều 7/493) 14.399 79.086 549% Tỷ lệ nợ xấu điều 7/493 0.88% 4.10% 466% Dư nợ bình quân 1,413 1,745 123% Dư nợ quá hạn 71.97 141.96 197% Tỷ lệ dư nợ quá hạn 4.40% 7.36% 167% Lũy kế trích dự phòng rủi ro 20.014 75.4 377%
Tỷ trọng dư nợ ngoại tê/tổng dư nợ 34.37% 33.69% 98%
Tỷ trọng dư nợ TDH/Tổng dư nợ 63% 61% 97%
Tỷ trọng cho vay có TSĐB/tổng dư
nợ 79% 80% 101%
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012 từ phòng QLRR-BIDV Hai Bà Trưng)
Tổng dư nợ tín dụng tới 31/12/2012 đạt 1.929 tỷ đồng, tăng 296 tỷ đồng so với 31/12/2011, bằng 99% KH dư nợ tín dụng năm 2012(1.940 tỷ đồng). Dư nợ TD bình quân đạt 1.745 tỷ đồng, tăng 332 tỷ đồng so với 31/12/2011. Nợ quá hạn là 141,96 tỷ đồng, chiếm 7,36% tổng dư nợ. Nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) là 79,086 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ.
Trong năm 2012, chi nhánh đã trích thêm 55,39 tỷ đồng dự phòng rủi ro nâng số dư quỹ dự phòng của chi nhánh năm 2012 đạt 75,4 tỷ đồng.
Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2012 của chi nhánh tuân thủ giới hạn được giao, đạt 1.929 tỷ đồng, tăng 296 tỷ đồng so với 31/12/2011, bằng 99% kế hoạch dư nợ tín dụng 2012 (1.940 tỷ đồng), dư nợ tín dụng bình quân đạt 1.745 tỷ đồng, tăng 332 tỷ đồng so với 31/12/2011.
Về cơ cấu tín dụng
- Dư nợ trung dài hạn chiếm 47,2% tổng dư nợ - Dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 62% tổng dư nợ - Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo là 81%
- Tại thời điểm 31/12/2012, nợ quá hạn của chi nhánh là 141,96 tỷ đồng, chiếm 7,36% tổng dư nợ.
- Số dư quỹ dự phòng rủi ro tính tới thời điểm 31/12/2012 của chi nhánh là 75,4 tỷ đồng.
Phân loại nợ đến 31/12/2012 của chi nhánh
- Nợ nhóm 1, 2 là 1.849,6 tỷ đồng, chiếm 95,9% tổng dư nợ - Nợ nhóm 3, 4, 5 là 79,086 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 4,1% tổng dư nợ
Công tác quản lý tín dụng và thẩm định rủi ro
- Thẩm định, rà soát đánh giá kịp thời về tính hiệu quả, khả thi, điều kiện tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của khoản vay để đề xuất tín dụng phù hợp với quy định, quy trình, thủ tục và trong hạn mức rủi ro cho phép của BIDV và của chi nhánh Hai Bà Trưng.
- Thực hiện tốt công tác quản lý hạn mức, kiểm soát dư nợ, đảm bảo thực thi tốt các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao, cũng như thực hiện đúng chủ trương, quy định của ngành.
1.2.4.1.2. Quy mô tín dụng trong thời gian qua của BIDV Hai Bà Trưng
Bảng 21: Kết quả tín dụng năm 2011 – 2012 tại BIDV Hai Bà Trưng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 2012 so với2011
Tổng dư nợ tín dụng 1,633 1,929 118%
Cho vay ngắn hạn 786 1019 130%
Cho vay trung và dài hạn 296 284 96%
Cho vay hợp vốn 551 626 114%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Hai Bà Trưng)
Tổng dư nợ tín dụng tới năm 2012 của chi nhánh tuân thủ giới hạn tín dụng được giao, đạt 1929 tỷ đồng, tăng 296 tỷ động so với năm 2011, bằng 99% kế hoạch dư nợ tín dụng năm 2012(1940 tỷ đồng). Dư nợ ngắn hạn quy mô tăng lớn nhất tăng 30% tương ứng với 233 tỷ đồng. Dư nợ trung và dài hạn giảm 4% tương ứng với 12 tỷ đồng từ 296 tỷ đồng còn 284 tỷ đồng.
1.2.4.1.3. Quy trình đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định
Quy trình thẩm định rủi ro cho vay dự án đầu tư được BIDV Hai Bà Trưng xây dựng chặt chẽ nhằm đảm bảo cho công tác thẩm định rủi ro cho vay đầu tư dự án được thống nhất, khoa học, rõ ràng, đưa ra sự liên kết các chuẩn mực về tiêu chuẩn khi thực hiện đánh giá rủi ro, tạo hiệu quả và an toàn trong việc nhìn nhận đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định cho vay vốn. Do vậy các dự án cho vay vốn tại BIDV Hai Bà trưng được thực hiện tương đối thông suốt theo quy trình và có hiệu quả nhất định.
1.2.4.1.4. Nội dung đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định
Nội dung thẩm định rủi ro các dự án cho vay vốn tại BIDV Hai Bà Trưng được thực hiện tương đối đầy đủ, bao gồm các nội dung thẩm định rủi ro về hồ sơ pháp lý dự án; năng lực của chủ đầu tư; nguồn nguyên liệu đầu vào; thị trường tiêu thụ sản phẩm; công nghệ dự án; địa điểm xây dựng dự án; hiệu quả tài chính của dự án; hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và đánh giá rủi ro phát sinh đối với từng nội dung, đánh giá các biện pháp phòng ngừa rủi ro của chủ đầu tư. Các nội dung thẩm định rủi ro cho vay dự án đều tuân theo quy định của NHNN và BIDV.
1.2.4.1.5. Phương pháp thẩm định rủi ro trong công tác thẩm định
Phương pháp chính để đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định đối với các dự án cho vay vốn tại ngân hàng BIDV Hai Bà Trưng gồm có: phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu; phương pháp dự báo; phương pháp SWOT; phương pháp điều chỉnh các yếu tố theo độ rủi ro; phương pháp triệt tiêu rủi ro; phương pháp xếp hạng rủi ro theo danh mục; phương pháp phân tích độ nhạy; phương pháp theo chỉ số Z. Các phương pháp này được sử dụng khá đồng bộ và đầy đủ so với BIDV hội sở chính và được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới để kiểm soát rủi ro đối với các dự án, tính toán hiệu quả dự án và đưa ra các quyết định cho vay dự án. Những phương pháp thẩm định rủi ro định tính đã được triển khai khá bài bản và được áp dụng đan xen nhau trong quá trình thẩm định rủi ro để có thể khắc phục cho nhau nhằm đạt kết quả chất lượng tín dụng tốt nhất.
1.2.4.1.6. Đội ngũ thực hiện thẩm định rủi ro
tại đại học uy tín trong và ngoài nước hoàn toàn có năng lực đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định; luôn nắm bắt và hiểu thấu đáo về các chính sách, quy định của BIDV liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng (quy định về phân cấp tín dụng, chính sách cấp tín dụng và các quy định về đảm bảo tiền vay).
Bên cạnh đó nhờ có hệ thống phân công công việc đã được chuyên môn hóa nên các cán bộ thực hiện thẩm định rủi ro với từng ngành nghề, lĩnh vực có thể nâng cao chất lượng thu thập và tổng hợp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định rủi ro của mình. Chính vì vậy công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định luôn được thực hiện một cách trôi chảy và hiệu quả.
Như vậy, chất lượng đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định cho vay vốn của BIDV Hai Bà Trưng đã cho thấy hiệu quả được thể hiện thông qua số liệu về chất lượng tín dụng, uy tín của BIDV Hai Bà Trưng, sự trau dồi kiến thức của các cán bộ và thực tế vận hành của các dự án.
1.2.4.2. Những hạn chế, tồn tại trong đánh giá rủi ro của công tác thẩm định dự án cho vay vốn
Mặc dù chất lượng công tác thẩm định rủi ro cho các dự án vay vốn ngày càng được nâng cao tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế tồn tại như sau:
1.2.4.2.1. Hạn chế trong nội dung đánh giá rủi ro
Mặc dù công tác thẩm định rủi ro các dự án cho vay vốn đã được chú trọng thực hiện đầy đủ trên tất cả các nội dung nhưng đối với một số nội dung vẫn còn một vài thiếu sót với mức độ chất lượng thực hiện chưa cao:
Thứ nhất, thẩm định tài chính đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì tình hình tài chính khi áp dụng các phương pháp và công cụ thực hiện thẩm định rủi ro rất kho thực hiện do thông tin về tính hình tài chính và năng lực còn ít. Hiện nay BIDV Hai Bà Trưng thực hiện đánh giá khả năng góp vốn thực hiện dự án, cán bộ thẩm định rủi ro xem xét trên cơ sở tài liệu nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án và phương án góp vốn phù hợp với nghị quyết được thông qua. Do đó, việc đánh giá dựa vào tài liệu trên có độ tin cậy chưa cao, chưa áp dụng được phương pháp định tính. Thêm
vào đó, số vốn tự có khách hàng cũng cấp về vốn tự có chưa đáng tin cậy, trong thực tế khi triển khai dự án một số chủ đầu tư không có đủ vốn hoặc thu xếp nguồn vốn tự có chưa đúng tiến độ đã cam kết dẫn đến việc dự án bị kéo dài.
Thứ hai, thẩm định rủi ro thị trường. Do sự biến động không ngừng của thị trường tạo rào cản đối với việc thu thập thông tin của cán bộ dẫn đến việc đánh giá rủi ro thị trường đạt hiệu quả không cao.
Thứ ba, thẩm định rủi ro công nghệ. Có thể nói đây là khía cạnh khá khó khăn đối với NHTM nói chung, BIDV và BIDV Hai Bà Trưng nói riêng bởi lẽ đối với từng lĩnh vực ngành nghề, phải có kiến thức chuyên sâu thì cán bộ ngân hàng mới có thể đánh giá về rủi ro công nghệ.
1.2.4.2.2. Hạn chế trong phương pháp đánh giá rủi ro
Việc áp dụng các phương pháp rủi ro chưa sâu, chưa đồng đều và khả năng tổng hợp sử dụng các phương pháp chưa cao. Thêm vào đó chi nhánh chủ yếu sử dụng một phương pháp định lượng là phương pháp phân tích độ nhạy, đây là một trong các phương pháp khá hiện đại và khoa học, tuy nhiên việc áp dụng cũng chỉ dừng lại ở phân tích độ nhạy một chiều, một hoặc hai yếu tố thay đổi mà chưa áp dụng phương pháp xem xét nhiều yếu tố cùng thay đổi.
1.2.4.2.3. Hạn chế trong công cụ đánh giá rủi ro
Công cụ thẩm định rủi ro chưa được BIDV xem xét chính vào trong báo cáo thẩm định rủi ro mà chủ yếu chỉ sử dụng là một công cụ thứ yếu để thực hiện đánh giá thêm tình hình tài chính và hiệu quả của dự án. Công cụ thẩm định rủi ro mới chỉ áp dụng để xem xét tình hình tài chính của khách hàng, chưa có công cụ cho việc xem xét hiệu quả của từng dự án khác nhau. Cán bộ thẩm định rủi ro thực hiện thủ công tính toán hiệu quả dự án trên chương trình Office (Excel).
1.2.4.2.4. Hạn chế trong thời gian đánh giá rủi ro
Thời gian đánh giá rủi ro trong thẩm định hiện nay phục vụ khách hàng vẫn tương đối dài, quyết định tài trợ hoặc từ chối được thực hiện trong khoảng thời gian 20 ngày do vậy chưa hỗ trợ cho việc phục vụ khách hàng kịp thời để nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Do quá trình xét duyệt cho vay được phân bổ đều tại hai
phòng QHKH và QLRR, chính vì vậy thời gian thực hiện đánh giá rủi ro bị chia cắt dẫn đến yếu tố cán bộ mặc dù có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng nhưng do hạn chế về thời gian với số lượng công việc được giao chỉ thực hiện tóm lược một số nội dung cần thực hiện của mình, dẫn đến kết quả báo cáo thẩm định rủi ro chưa được xem là hoàn thiện.
1.2.4.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan:
• Về quy trình đánh giá rủi ro
Hiện nay, BIDV Hai Bà Trưng chưa có một quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn rõ ràng, thống nhất. Các bước trình tự trong quy trình hiện nay còn chung chung, chưa phân biệt được giữa các loại dự án.
• Về phương pháp đánh giá rủi ro
Ngân hàng chưa đưa ra một văn bản cụ thể về phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng.
Về phương pháp định lượng, chủ yếu vẫn sử dụng theo phương pháp phân tích độ nhay.Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này thì Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc cho một yếu tố thay đổi mà chưa xét đến trường hợp có hai hoặc ba yếu tố cùng thay đổi một lúc thì nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như thế nào. Bên cạnh đó, các phương pháp định lượng quan trọng khác như phương pháp xác suất, phương pháp kịch bản thì vẫn chưa thấy áp dụng.
Về phương pháp định tính thì chủ yếu Ngân hàng sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng còn các phương pháp khác như mô hình ma trận SWOT, mô hình 5 lực lượng của Porter cũng chưa được áp dụng. Các phương pháp định tính còn mang nặng tính cảm quan của người đánh giá.
• Về cán bộ đánh giá rủi ro
Trong công việc, hầu như các cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ đánh giá rủi ro nói riêng vẫn thường tiến hành việc thẩm định các dự án một cách độc lập mà chưa có sự làm việc tập thể.
đóng góp để có thể đánh giá các rủi ro một cách chuyên sâu hơn. Mặt khác, việc đanh giá rủi ro các dự án được tiến hành mà không cần phân loại lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể.
Số lượng nhân viên thẩm định ít hơn so với khối lượng công việc được giao cho nên nhiều khi mỗi người phải thẩm định cùng lúc nhiều dự án làm cho công tác đánh giá rủi ro dự án trở nên sơ sài hơn
Nguyên nhân khách quan:
- Do các khách hàng thiếu sự hợp tác với Ngân hàng. Các khách hàng hiện nay thường không muốn công khai, minh bạch hóa tình hình tài chính của mình hoặc chỉ công bố những con số có lợi cho bản thân để được vay vốn một cách dễ dàng vì thế thông tin thường bị sai lệch và không chính xác.
- Mặt khác, ở nước ta hiện nay chưa có bắt buộc việc giám sát các báo cáo tài chính vì thế không thể kiểm tra được tính chính xác các báo cáo tài chính của khách hàng mang đến.
- Các cán bộ thẩm định gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu về quan hệ tín dụng của khách hàng ở các tổ chức tín dụng khác vì ở đây các thông tin của khách hàng luôn được giữ bảo mật.
- Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu ổn định và đôi khi không rõ ràng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc áp dụng. Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thay đổi nhiểu, nhiều vấn đề thực tế phát sinh nhưng chưa có quy định điều chỉnh kịp thời.
- Do môi trường cạnh tranh lớn trong lĩnh vực ngân hàng, để mở rộng thị trường đôi