II. Phân tích quá trình phân tích công việc tại công ty cổ phần cao su A
1.2.4. Xử lý các thông tin thu thập được
- Cán bộ nghiên cứu sau khi thu thập thông tin sẽ tiến hành tập hợp thông tin và tổ chức tiến hành xây dựng các văn bản quy địng chức năng nhiệm vụ cho các vị trí nghiên cứu. Thông thường, vị trí công việc nghiên cứu ở bộ phận nào sẽ do trưởng bộ phận đó viết các văn bản mô tả công viêc( Bản quy định chức năng – nhiệm vụ)
- Sau khi trưởng bộ phận viết xong. Cán bộ nghiên cứu sẽ tâp hợp đưa về phòng Tổ chức - hành chính, trưởng phòng Tổ chức - hành chính sẽ xem xét và phê duyệt các phiếu đó.
- Sau đó trưởng phòng Tổ chức - hành chính sẽ đưa lên Giám đốc để Giám đốc phê duyệt.
- Các phiếu mô tả nhiệm vụ đã được trưởng phòng Tổ chức - hành chính và Giám đốc ký duyệt sẽ được phòng Tổ chức - hành chính photo ra thành 2 bản, một bản lưu giữ ở phòng Tổ chức - hành chính, một bản đưa đến các bộ phận liên quan.
=> Trên đây là trình tự tiến hành công tác PTCV tại Công ty Cổ Phần Cao su AVI. Quá trình thực hiện có đạt được 1 số ưu điểm nhưng vẫn còn hạn chế, được biểu hiện qua đánh giá sau:
* Ưu điểm
- Công ty đã thực hiện PTCV, đặc biệt đã xây dựng được các văn bản chính thức quy đinh chức năng nhiệm vụ cho môt số vị chí chủ chốt của Công ty.
- Các văn bản là kết quả của PTCV đã là công cụ cho hoạt động quản trị nhân sự của Công ty như: Là cơ sở để thực hiện hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn nhân sự, sắp xếp bố trí nhân sự, đánh giá thực hiện công việc..
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn những hạn chế sau:
* Nhược điểm:
- Việc thực hiện công tác PTCV tại Công ty đã được tiến hành nhưng không đầy đủ, còn hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp để thu thập thông tin. Do đó, các thông tin thu thập được mới chỉ có những thông tin chung về công việc, không có những thông tin về điều kiện làm việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Chưa phân tích công việc cho tất cả các vị trí tại Công ty.
- Các kết quả của PTCV được thiết kế không khoa học. Mới chỉ ở dạng văn bản quy định chức năng nhiệm vụ chung cho các vị trí phân tích, không xây dựng thành các bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc. Chưa có bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Do vây, ứng dụng của PTCV cho hoạt động quản trị nhân sự chưa hiệu quả đặc biệt trong các hoạt động như: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực, biên chế nhân lực, thù lao lao động….