2 Bước 2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Đề tài thực tập tốt nghiệp Phân tích công việc tại Công ty Cổ Phần Cao su AVI – thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

II. Phân tích quá trình phân tích công việc tại công ty cổ phần cao su A

1.2. 2 Bước 2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin

Hiện nay, để phục vụ cho PTCV, cán bộ nhân sự có sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như sau:

a, Phương pháp quan sát:

+ Nội dung: Đây là phương pháp được sử dụng đối với các vị trí của bộ phận sản xuất như: Quản đốc phân xưởng, tổ trưởng các tổ sản xuất.

Cán bộ nghiên cứu sẽ căn cứ vào kết quả quan sát các công việc hàng ngày của các vị trí đó cũng như hệ thống máy móc, công cụ phục vụ cho công việc. Các mối quan hệ trong quá trình thực hiện công việc.

sau đó CB nghiên cứu thống kê đồng thời kết hợp với việc trao đổi với trưởng phòng các bộ phận liên quan, đưa lên Ban lãnh đạo thông qua để xây dựng thành các văn bản cụ thể.

* Ưu điểm:

- Người thu thập thông tin khi sử dụng phương pháp quan sát sẽ thu thập được những thông tin rất chi tiết và chỉ ra đầy đủ về mức độ thường xuyên, tính phức tạp của công việc, các nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc…

- Phương pháp quan sát cho phép người quan sát ghi lại được những thông tin theo các sự kiện thực tế, quan sát được tinh thần làm việc của người lao động.

* nhược điểm:

 Phương pháp quan sát đòi hỏi tốn nhiều thời gian để quan sát, ghi chép lại những thông tin về nhân viên

 Kết quả quan sát bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của cả người quan sát và người bị quan sát.

 Phương pháp quan sát chỉ áp dụng được với một số công việc, không áp dụng được đối với tất cả các loại công việc, khó quan sát được những tình huống cấp bách và ngẫu nhiên.

b, Thông qua kinh nghiệm.

+ Nội dung: Đây là phương pháp cán bộ nghiên cứu không tiến hành khảo sát quá trình thực hiện cụ thể của vị trí đó mà sẽ căn cứ vào vị trí công việc để xác đinh nhiệm vụ, chức năng thông qua việc tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của vị trí đó tại một đơn vị khác đã tiến hành PTCV, hoặc qua sự am hiểu của CB nghiên cứu về vị trí công việc cần phân tích.

Phương pháp này được áp dụng đối với các vị chí như: Trưởng phòng các bộ phận phòng ban.

+Ưu điểm:

- Theo phương pháp này sẽ không mất nhiều chi phí cũng như thời gian để nghiên cứu và cũng nhanh chóng cho kết quả.

+ Nhược điểm: Do quá trình phân tích không căn cứ trên quá trình thực hiện công việc thực tế, nên kết quả của Phân tích đôi khi có những nội dung không phù hợp với vị trí công việc cụ thể của Công ty. Do vậy không phát huy hiệu quả của PTCV trong quản trị nhân sự.

- Và phương pháp này chỉ phù hợp với việc quy định chức năng nhiệm vụ 1 cách chung chung, không thể áp dụng cho công việc của bộ phận sản xuất.

=> Như vậy, Công ty mới chỉ sử dụng 2 phương pháp để thu thập thông tin. Do đó thông tin thu thập được sẽ không đầy đủ và chi tiết. Vì có một số thông tin dùng quan sát hay thông qua kinh nghiệm sẽ không thu thập được mà phải dung nhiều phương pháp khác kết hợp với nó như phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi …sẽ cho phép người thu thập thông tin có thể thu thập được sâu hơn và chi tiết hơn trong một số công việc.

Vì vậy doanh nghiệp cần biết lựa chọn và kết hợp những phương pháp thu thập thông tin khác nhau để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho viêc PTCV.

Một phần của tài liệu Đề tài thực tập tốt nghiệp Phân tích công việc tại Công ty Cổ Phần Cao su AVI – thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w