Đánh giá TGCVL từ quan điểm biến dạng và hình thành phoi:

Một phần của tài liệu tính gia công của vật liệu chế tạo máy doc (Trang 28 - 30)

1. Chi tiết gia công; 2 Điện cực dụng cụ; 3 Chất điện phân

2.2.2. Đánh giá TGCVL từ quan điểm biến dạng và hình thành phoi:

Khi cắt để có thể tạo phoi, lực tác dụng vào dao cần phải đủ lớn để tạo ra trong lớp kim loại bị cắt một ứng suất lớn hơn sức bền của vật liệu bị gia công.

Hình dạng, độ cứng, mức độ biến dạng và cấu tạo phoi chứng tỏ rằng lớp kim loại bị cắt thành phoi đã chịu một ứng suất nh vậy.

Việc nghiên cứu quá trình tạo phoi có một ý nghĩa rất quan trọng vì trị số của công cắt, độ mòn của dao và chất lợng bề mặt gia công phụ thuộc rõ rệt vào quá trình tạo phoi.

Dới tác dụng của tải trọng, trong phần lớn kim loại và hợp kim xẩy ra ba quá trình nối tiếp nhau là biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo và phá huỷ (hình 2-1).

- ở giai đoạn biến dạng đàn hồi, độ dãn dài Δl tỷ lệ thuận với lực tác động P (nhánh 1 trên đồ thị). Khi bỏ qua lực P kim loại trở về hình dạng ban đầu. - ở giai đoạn biến dạng dẻo khi bỏ lực tác dụng kim loại không trở lại hình dạng ban đầu.

- Giai đoạn phá huỷ là quá trình đứt các liên kết trong nội bộ cấu trúc vật liệu. Các vết nứt xuất hiện Và các phần vật liệu tách rời nhau

0 a’ a’’ ∆L P a b c PP Pa Pb T ải tr ọn g P

Vật liệu bị phá huỷ.

Trong quá trình cắt kim loại, Vật liệu gia công (dới tác động Của lực cắt) cũng bị biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo rồi bị phá

huỷ và phoi đợc hình thành. Hình 2-1. Quan hệ giữa biến dạng và lực

Dựa trên cơ sở biến dạng tác động khi kéo kim loại

vật liệu (đàn hồi, dẻo, phá huỷ) khi có tác động của lực cắt cùng với sự xem xét hình thành phoi, ngời ta đánh giá tính gia công cho vật liệu khác nhau.

Đánh giá biến dạng phoi dùng hệ số co giãn phoi: - Hệ số co giãn phoi theo chiều dọc.

KL= L0/Lf

L0 - chiều dài lớp kim loại bị cắt đo trên phôi (mm). Lf - chiều dài thực tế của phoi (mm).

KL - hệ số co giãn phoi theo chiều dọc. Thờng Kl≥1. - Hệ số co giãn phoi theo chiều dầy.

Ka =af /a af - chiều dày của phoi (mm).

a - chiều dày lớp kim loại đợc cắt đo tren phôi (mm) Ka≥1

- Hệ số co giãn theo chiều rộng. Kb = bf /b bf - Chiều rộng phoi (mm).

b - chiều rộng lớp kim loại đợc ất đo trên phôi (mm). Kb≈1

Trên cơ sở thể tích lớp kim loại đợc cắt đi trên phôi và thể tích của phoi tạo ra gần nh không đổi, nên :

abL0 =af.bf.Lf Do đó:

L0/Lf = af /a =af.bf/a.b

Hệ số co giãn phoi biểu thị mức độ biến dạng dẻo trung bình trong phoi. Căn cứ vào hệ số co giãn phoi, có thể tìm ra các quan hệ ảnh hởng giữa các yếu tố khi cắt với quá trình biến dạng khi cắt.

Tóm lại: Quá trình biến dạng của vật liệu trong vùng tạo phoi ảnh hởng đến toàn bộ quá trình cắt. Nó còn chịu ảnh hởng của nhiều yếu tố song chủ yếu là lực, góc tác động, góc trớc, tốc độ cắt và cơ lý tính của vật liệu gia công. Nghiên cứu bản chất quá trình biến dạng vật liệu gia công trong vùng tạo phoi cho phép tìm các phơng pháp hữu hiệu để thực hiện quá trình cắt sao cho khi cắt vật liệu ít bị biến dạng. Điều này cho phép cắt với lực cắt, nhiệt cắt nhỏ và nâng cao đợc tính gia công.

Một phần của tài liệu tính gia công của vật liệu chế tạo máy doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w