Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Bai giang QLCN daihoc 2008 (Trang 56 - 57)

M: Giá trị sản lượng

7.3.1. Thành tựu đạt được

Trong những năm qua, Bộ KH & CN có nhiều cố gắng trong đổi mới hoạt động quản lý phát triển công nghệ. Bộ đã xây dựng định hướng đổi mới công nghệ trong một số ngành và lĩnh vực đến năm 2010; đã cùng các tổng công ty lớn xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ cho 14 ngành và lĩnh vực như: năng lượng, cơ khí, hoá chất, luyên kim, nông nghiệp, thuỷ sản, dầu khí, công nghệ thông tin, bưu chính - viễn thông, xây dựng giao thông vận tải, công nghệ sinh học, công nghệ tựđộng hoá, công nghệ dệt may; Xây dựng các kế hoạch 5 năm về hoạt động KH & CN.

Về chính sách KH & CN cũng có nhiều kết quả. Việc sắp xếp lại các tổ chức NC&PT theo Quyết định 782/TTg của Chính phủ cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp Nhà nước trong các cơ sở đào tạo nghiên cứu, nhằm gắn kết nghiên cứu KH & CN với sản xuất kinh doanh.

Công tác tài chính cho hoạt động KH & CN, ngoài việc tăng tỷ lệ ngân sách Nhà nước (NSNN) dành cho KH & CN (năm 2002 đã đạt 2% NSNN), Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi vềđầu tư, thuế và tín dụng đối với hoạt động KH & CN nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ.

Trong lĩnh vực phát triển công nghệ, đã cho phép hoạt động các tổ chức dịch vụ sở hữu công nghiệp bao gồm các công ty, văn phòng hoặc trung tâm tư vấn luật pháp về sở hữu công nghiệp thuộc nhiều thành phần khác nhau.

Số lượng đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu công nghiệp tăng nhanh. Các tổ chức dịch vụ về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cũng có nhiều tiến bộ.

Hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, đã có 97 tổ chức được uỷ quyền kiểm định phương tiện đo và 11 phòng hiệu chuẩn được công nhận. Tính đến năm 2000, đã có 58 phòng thí nghiệm được công nhận theo các chuẩn mực của tiêu chuẩn quốc tế ISO 17025.

Một hệ thống các Trung tâm ứng dụng KH & CN và được hình thành ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Các trung tâm này có nhiệm vụ giới thiệu các thành tựu và triển khai ứng dụng các thành tựu, tiến bộ KH & CN vào thực tế sản xuất kinh doanh tại địa phương. Mặc dù lực lượng còn mỏng, đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm,

Chương 7 Qun lý nhà nước v công ngh Trang 56 of 57

khuyến ngư đã và đang hoạt động rất có hiệu quả, là lực lượng không thể thiếu được trong việc chuyển giao, nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật tại các địa phương, vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của cư dân nông thôn, miền núi và hải đảo.

7.3.1. Nhng khó khăn cn khc phc

Tuy nhiên quản lý khoa học công nghệ của nước ta vẫn còn bất cập, một số vấn đề bức xúc cần tập trung giải quyết sau đây:

- Công tác quản lý khoa học và công nghệ đang là một trong những khâu yếu nhất, cần được đổi mới mạnh mẽ theo hướng xoá bỏ cơ chế hành chính - bao cấp, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và các nhà khoa học và công nghệ; cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản ký kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệđể nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, qua đó gắn kết hoạt động khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính để huy động nhiều nguồn lực cho khoa học và công nghệ cũng như sử dụng các nguồn lực này một cách có hiệu quả hơn. Có những chính sách mạnh mẽ để thu hút cán bộ khoa học và công nghệở trong nước cũng như trí thức người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với các trường đại học và doanh nghiệp, giữa các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giữa các nhà khoa học và công nghệđể có khả năng giải quyết các vấn đề lớn của sản xuất, của khoa học và công nghệ và nhu cầu của đời sống xã hội.

- Trình độ công nghiệp của nhiều ngành sản xuất ở nước ta, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung còn lạc hậu tới vài thế hệ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta thấp. Do đó, việc nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, sớm loại bỏ công nghệ lạc hậu là một vấn đề bức xúc.

- Tiềm lực khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, yếu kém, hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, thiếu thốn; đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhìn chung còn thiếu về số lượng, bất cập về trình độ, năng lực, bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề và sự phân bổ; phát triển của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, nhất là của lực lượng chuyên gia đầu đàn còn thấp. Do đó, việc tăng cường, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghiên cứu khoa học, đảm bảo các điều kiện làm việc cho cán bộ khoa học và công nghệ …là một yêu cầu cấp bách hiện nay.

Việc cung cấp tri thức khoa học và công nghệ cho công nhân, nông dân và đông đảo người lao động cũng cần được đẩy mạnh để thực hiện quan điểm cách mạng khoa học và công nghệ là sự nghiệp của toàn dân./.

Một phần của tài liệu Bai giang QLCN daihoc 2008 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)