M: Giá trị sản lượng
ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
Sau khi học xong chương này, sinh viên cần hiểu được các nội dung sau:
- Hiểu được thế nào là đánh giá công nghệở mức độ vĩ mô, vi mô và mục đích của việc đánh giá công nghệ.
- Hiểu được tại sao phải thực hiện ba nguyên tắc trong khi đánh giá công nghệ, thực hiện các nguyên tắc đó như thế nào.
- Hiểu được nội dung tổng quát đánh giá một công nghệ, liên hệ quá trình đánh giá công nghệở Việt Nam.
- Hiểu được nội dung tổng quát đánh giá một công nghệ, liên hệ quá trình đánh giá công nghệở Việt Nam. nhằm đưa ra các quyết định điều chỉnh.
Đánh giá công nghệ để nhận diện các mặt tích cực của công nghệ nhằm phát huy và hạn chế các mặt tiêu cực của công nghê.
- Các mặt tích cực bao gồm: Thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, giải quyết thất nghiệp, khai thác chế biến tài nguyên, tăng giá trị lao động, phát triển xuất nhập khẩu và tạo ra sự cạnh tranh hàng hoá trên thị trường quốc tế nhằm thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở các nước đang phát triển.
- Mặt tiêu cực bao gồm: Nếu đánh giá không chính xác công nghệ dẫn đến việc tiếp nhận hay vận hành không phù hợp gây lãng phí và làm mất lòng tin về công nghệ. Thậm trí nếu không tính toán kỹ có thể tiếp nhận và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm và tàn phá môi trường sống.
Vậy, khi đánh giá công nghệ chúng ta cần nhìn nhận toàn diện vì đối với các nước đang phát triển do nhu cầu tiếp nhận công nghệ lớn nên dẫn đến tình trạng tiếp nhận ồ ạt, thiếu chọn lọc, vì thế cần phải hoạch định, đánh giá và đưa ra chính sách hợp lý để hạn chế rủi ro và tăng cường tính hội nhập. Tuy nhiên, đánh giá công nghệ là một công việc còn mới mẻđối với Việt Nam.
4.1.1. Đánh giá công nghệ là gì?
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về đánh giá công nghệ. Dưới đây là một sốđịnh nghĩa vềđánh giá công nghệ:
- Ở góc độ vĩ mô, đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho quá trình ra quyết định.