M: Giá trị sản lượng
6.1. Khái quát về chuyển giao công nghệ
Vào những năm 60, ở các nước đang phát triển chưa quan tâm vào khoa học và công nghệ và họ cho rằng, tồn tại khoảng cách về công nghệ giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển là tất yếu. Vấn đề này có thể được giải thích bởi sự thiếu hiểu biết về vai trò của khoa học và công nghệ trong sự phát triển của nền kinh tế.
Từ những năm 90 trở lại đây, họđã hiểu ra rằng, nền kinh tế trong tương lai của họ sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng của họ, không chỉ trong việc giành được những bí quyết từ nước ngoài mà còn ở chỗ làm cho nó trở nên phù hợp đồng thời xây dựng chính sách khoa học và công nghệ trên cơ sở những bí quyết nhập khẩu. Đây được coi là vấn đề then chốt cho việc phát triển nền kinh tế và là cơ sở cho việc tiến hành chuyển giao công nghệ.
6.1.1. Chuyển giao công nghệ là gì?
* Các định nghĩa về chuyển giao công nghệ
- Tổng quát: Chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó.
- Theo quan điểm quản lý công nghệ: Chuyển giao công nghệ là tập hợp các hoạt động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực công nghệ như bên giao công nghệ, trong khi sử dụng công nghệ đó vào mục đích đã định.
- Theo luật Chuyển giao công nghệ (2006): Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Chương 6 Chuyển giao công nghệ Trang 44 of 57
* Đối tượng chuyển giao công nghệ
Là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây: a) Bí quyết kỹ thuật;
b) Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơđồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
* Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng chuyển giao công nghệ được lập thành văn bản và có thể bao gồm các nội dung sau:
1. Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
2. Đối tượng công nghệđược chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra; 3. Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
4. Phương thức chuyển giao công nghệ; 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên; 6. Giá, phương thức thanh toán;
7. Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
10. Trách nhiệm bảo hành công nghệđược chuyển giao; 11. Phạt vi phạm hợp đồng;
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
13. Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp; 14. Cơ quan giải quyết tranh chấp;
15. Các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
6.1.2. Phân loại chuyển giao công nghệ
* Căn cứ vào chủ thể tham gia chuyên giao
- Chuyển giao nội bộ. - Chuyển giao trong nước. - Chuyển giao nước ngoài.
* Căn cứ theo loại hình công nghệ chuyển giao
Chương 6 Chuyển giao công nghệ Trang 45 of 57
- Chuyển giao công nghệ quá trình.
* Căn cứ theo hình thái công nghệđược chuyển giao
- Chuyển giao theo chiều ngang: Công nghệ chuyển giao đã có trên thị trường và sản phẩm của nó đã được bán rộng rãi.
- Chuyển giao theo chiều dọc:
+ Công nghệ chưa có trên thị trường: Công nghệ chưa được triển khai, bên nhận có được công nghệ hoàn toàn mới nếu triển khai thành công.
+ Công nghệđã có trên thị trường: Chuyển giao từ việc nghiên cứu, triển khai, sử dụng và đã có trên thị trường. Bên nhận dễ dàng làm chủđược công nghệ.
Trên thực tế, chuyển giao theo chiều dọc chiếm 5% tổng số chuyển giao công nghệ trên toàn thế giới. Bên nhận cần có năng lực triển khai đối với công nghệ chưa có trên thị trường và chi phí chuyển giao cao đối với trường hợp công nghệđã có trên thị trường.
6.1.3. Các nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ
Quan sát các nước đã công nghiệp hoá người ta nhận thấy rằng: - Công nghiệp hoá dựa vào tài nguyên và vị trí địa lý thuận lợi. - Công nghiệp hoá dựa vào sự phát triển của công nghệ.
Ngày nay, để phát triển đất nước thì các quốc gia trên thế giới vừa làm một số công nghệ vừa nhập một số công nghệ.
Để hiểu rõ nguyên nhân chuyên giao, ta xem xét sự hình thành, ưu điểm, nhược điểm giữa công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh.
* Công nghệ nội sinh
- Sự hình thành:
+ Được hình thành thông qua quá trình nghiên cứu và triển khai trong nước. + Giai đoạn hình thành công nghệ nội sinh bao gồm: Tìm hiểu nhu cầu à Thiết kếà Chế tạo thửà Sản xuất à Truyền bá và đổi mới.
- Ưu điểm:
+ Thích hợp với điều kiện phát triển trong nước do được thiết kế từ các dữ liệu thu thập được theo nhu cầu của địa phương.
+ Người sử dụng dễ dàng làm chủ công nghệ vì nghiên cứu triển khai trong nước, do đó dễ phát huy được hiệu quả.
Chương 6 Chuyển giao công nghệ Trang 46 of 57
+ Không phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt về kỹ thuật.
+ Tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương do thiết kế trong nước dựa vào các nguồn lực có sẵn.
+ Nếu trình độ nghiên cứu và triển khai đạt trình độ tiên tiến thì có thể xuất khẩu được công nghệ mang lại lợi ích cho quốc gia.
+ Các cơ quan nghiên cứu triển khai tích luỹ được kinh nghiệm, sáng tạo và nâng cao được trình độ.
- Nhược điểm:
+ Mất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc vì thế nếu chỉ dựa vào công nghệ nội sinh thì thời gian công nghiệp hoá sẽ kéo dài.
+ Nếu trình độ nghiên cứu và triển khai không cao thì công nghệ tạo ra sẽ ít có giá trị, gây lãng phí và sản phẩm tạo ra khó cạnh tranh được trên thị trường.
* Công nghệ ngoại sinh
- Sự hình thành:
+ Được hình thành thông qua việc mua công nghệ do nước ngoài sản xuất. + Giai đoạn hình thành công nghệ ngoại sinh: Nhập à Thích nghi à Làm chủ. - Các hình thức nhập công nghệ:
+ Mua thiết bị, nhà máy chìa khóa trao tay hay sản phẩm trao tay.
+ Liên doanh, hợp tác kinh doanh với các công ty xuyên quốc gia trong đó phía nước ngoài chịu trách nhiệm cung cấp phần chủ yếu của công nghệ.
+ Mua giấy phép bản quyền công nghệ rồi tạo ra công nghệ.
- Ngày nay, chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ có tổ chức, động cơ của bên giao và bên nhận ảnh hưởng rất lớn tới kết quả chuyển giao.
* Những nguyên nhân khách quan
- Không quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ cần thiết một cách kinh tế, do đó nhiều nước muốn có công nghệ thường cân nhắc về phương diện kinh tế giữa mua và làm.
- Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia trên thế giới về công nghệ, nhiều nước không có khả năng tạo ra công nghệ mà mình cần, vì thế phải mua đểđáp ứng nhu cầu cấp thiết.
Chương 6 Chuyển giao công nghệ Trang 47 of 57
- Do tiên bộ của khoa học và công nghệ làm tuổi thọ trung bình của các công nghệ rút ngắn lại, khiến cho nhu cầu đổi mới công nghệ tăng cao.
* Bên bán công nghệ
- Bán công nghệ ra nước ngoài để thu được lợi nhuân cao hơn.
- Chấp nhận về cạnh tranh sản phẩm để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, có điều kiện đổi mới công nghệ.
- Thu được các lợi ích khác như bán nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng thay thế,…vv cho bên nhập công nghệ.
* Bên nhận công nghệ
- Thông qua chuyển giao công nghệ, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc dộ tăng trưởng kinh tế.
- Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được do thiếu công nghệ, tăng thu nhập cho người lao động.
- Nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhu cầu đổi mới công nghệđểđáp ứng sức ép cạnh tranh.
- Có điều kiện nhanh chónh nâng cao trình độ công nghệ, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến.
- Tránh được rủi ro nếu phải tự làm nhờ mua sáng chế công nghệ.
- Rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, đi tắt vào các công nghệ hiện đại nhất.