Tại sao phải đánh giá công nghệ

Một phần của tài liệu Bai giang QLCN daihoc 2008 (Trang 31 - 33)

M: Giá trị sản lượng

4.1 Tại sao phải đánh giá công nghệ

Đánh giá công nghệ để nắm được diễn biến hay sự thay đổi của công nghệ nhằm đưa ra các quyết định điều chỉnh.

Đánh giá công nghệ để nhận diện các mặt tích cực của công nghệ nhằm phát huy và hạn chế các mặt tiêu cực của công nghê.

- Các mặt tích cực bao gồm: Thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, giải quyết thất nghiệp, khai thác chế biến tài nguyên, tăng giá trị lao động, phát triển xuất nhập khẩu và tạo ra sự cạnh tranh hàng hoá trên thị trường quốc tế nhằm thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở các nước đang phát triển.

- Mặt tiêu cực bao gồm: Nếu đánh giá không chính xác công nghệ dẫn đến việc tiếp nhận hay vận hành không phù hợp gây lãng phí và làm mất lòng tin về công nghệ. Thậm trí nếu không tính toán kỹ có thể tiếp nhận và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm và tàn phá môi trường sống.

Vậy, khi đánh giá công nghệ chúng ta cần nhìn nhận toàn diện vì đối với các nước đang phát triển do nhu cầu tiếp nhận công nghệ lớn nên dẫn đến tình trạng tiếp nhận ồ ạt, thiếu chọn lọc, vì thế cần phải hoạch định, đánh giá và đưa ra chính sách hợp lý để hạn chế rủi ro và tăng cường tính hội nhập. Tuy nhiên, đánh giá công nghệ là một công việc còn mới mẻđối với Việt Nam.

4.1.1. Đánh giá công ngh là gì?

Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về đánh giá công nghệ. Dưới đây là một sốđịnh nghĩa vềđánh giá công nghệ:

- Ở góc độ vĩ mô, đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho quá trình ra quyết định.

Chương 4 Đánh giá công ngh Trang 31/ 57

- Ở góc độ vi mô, đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.

Hay, đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh

4.1.2. Mc đích ca đánh giá công ngh

Ở các nước đang phát triển, đánh giá công nghệ nhằm các mục đích sau:

- Đánh giá công nghệđể xác định tính thích hợp của công nghệđó trên cơ sởđó để chuyển giao hay áp dụng công nghệ.

- Đánh giá công nghệđểđiều chỉnh và kiểm soát công nghệ.

- Đánh giá công nghệđể hỗ trợ cho quyết định đầu tư phát triển công nghệ

4.1.4. Các đặc đim và nguyên tc trong đánh giá công ngh

* Đặc đim

- Đánh giá công nghệ liên quan đến rất nhiều biến số, các biến số lại có các thứ nguyên khác nhau.

- Phải xem xét các tác động nhiều bậc, bao gồm trực tiếp và gián tiếp.

- Phải xem xét tác động đến nhiều nhóm người trong xã hội. Các nhóm này có nhiều lợi ích khác nhau, đôi khi đối lập nhau đối với một công nghệ cụ thể.

- Đánh giá công nghệ liên quan đến nhiều bộ môn khoa học, vì phải đánh giá mối quan hệ với tất cả các yếu tố mà công nghệ có thể tác động tới.

- Đánh giá công nghệđòi hỏi phải cân đối nhiều mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đa số các công nghệ thường tồn tại tương đối dài, trong thời gian đó các yếu tố của môi trường xung quanh có thể thay đổi nên mức độ tác động của công nghệ có thể tăng, giảm hoặc đổi dấu.

- Đánh giá công nghệ thường phải giải quyết tối ưu nhiều mục tiêu.

- Đánh giá công nghệ mang đặc tính động bởi các tác động qua lại, các yếu tố môi trường xung quanh luôn thay đổi và bản thân công nghệđược đánh giá cũng thay đổi liên tục.

* Các nguyên tc đánh giá công ngh

- Nguyên tắc toàn diện: Khi xem xét đánh giá công nghệ phải đặt nó trong điều kiện phát triển công nghệ của thế giới cũng như trong mối quan hệ rằng buộc chung về

Chương 4 Đánh giá công ngh Trang 32/ 57

điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật nhằm cung cấp cho người ra quyết định hiểu được toàn bộ các mối quan hệ tương tác giữa các khía cạnh của vấn đềđược đánh giá.

- Nguyên tắc khách quan: Đòi hỏi khi đánh giá cần phải xem xét một cách khách quan, không phải vì một áp lực nào đó mà thay đổi, bóp méo hay thiếu trung thực kết quảđánh giá.

- Nguyên tắc khoa học: Đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố dựa trên cơ sở khoa học, không dựa trên kinh nghiệm đồng thời các kết quả của đánh giá công nghệ phải sử dụng ngay được.

4.1.5. S tương tác gia công ngh và môi trường xung quanh

Sự tương tác giữa công nghệ và các yếu tố của môi trường xung quanh là rất phức tạp, vì vậy khi đánh gia công nghệ phải xem xét một loạt các yếu tố khác nhau:

- Các yếu tố công nghệ: Các chỉ tiêu liên quan đến khía cạnh kỹ thuật như năng lực, độ tin cậy và hiệu quả, các phương án lựa chọn công nghệ nhưđộ linh hoạt và quy mô, mức độ phát triển của hạ tầng.

- Các yếu tố kinh tế: Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này có thể là tính khả thi về kinh tế như chi phí và lợi ích; cải thiện năng suất như vốn và các nguồn lực khác; tiềm năng thị trường như qui mô và độ co giãn; tốc độ tăng trưởng và độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Các yếu tố đầu vào: Một công nghệ có thể tác động đến mức độ dồi dào của nguyên vật liệu và năng lượng, tài chính và nguồn nhân lực có tay nghề.

- Các yếu tố môi trường: Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này bao gồm môi trường vật chất như không khí, nước và đất; điều kiện sống như mức độ thuận tiện và tiếng ồn; cuộc sống nhưđộ an toàn, sức khoẻ và môi sinh.

- Các yếu tố dân số: Một công nghệ có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng dân số, tuổi thọ, cơ cấu dân số theo các chỉ tiêu khác nhau, trình độ học vấn và các đặc điểm về lao động như mức độ thất nghiệp và cơ cấu lao động.

- Các yếu tố văn hoá - xã hội: Thuộc nhóm yếu tố này có chỉ tiêu như sự tác động đến cá nhân như chất lượng cuộc sống; tác động đến xã hội và sự tương thích với nền văn hoá hiện hành.

- Các yếu tố chính trị - pháp lý: Một công nghệ có thể được chấp nhận về mặt chính trị hoặc là không, có thểđáp ứng được đại đa số nhu cầu của dân chúng hoặc là không; và có thể phù hợp hoặc không phù hợp với thể chế và các chính sách.

Một phần của tài liệu Bai giang QLCN daihoc 2008 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)