Dùng dạy học: Tranh vẽ cơ quan vận động 1 Bài mới: Cơ quan vận động.

Một phần của tài liệu giao an tuan 1 ( lop 2) (Trang 26 - 29)

1. Bài mới: Cơ quan vận động.

- Khởi động: Giáo viên cho cả lớp hát múa bài “Con công hay múa”. Học sinh vừa hát vừa múa các động tác minh họa bài hát nhún chân, vẫy tay “xòe cánh”.

Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tại sao em có thể nhún chân, vẫy tay như con công được. Giáo viên viết đề bài lên bảng.

* Hoạt động 1: Làm một số động tác cử động.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình của bài 1 trong SGK và làm động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm. Giáo viên cho học sinh thể hiện lại các động tác quay cổ, giơ tay, nghiêng người, cúi gập mình.

- Giáo viên cho lớp trưởng điều khiển lại các động tác.

- Trong các động tác đã làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động? (Các bộ phận của cơ thể được cử động như đầu, mình, chân, tay cử động). Gọi 2 học sinh nhắc lại.

* Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự sờ nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình. (Học sinh thực hiện).

- Dưới lớp da của cơ thể có cái gì? (có bắp thịt và xương) (bắp thịt còn gọi là cơ).

- Giáo viên cho học sinh thực hành. Giáo viên cho học sinh thực hành.

Gọi học sinh chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể (2-3 học sinh nhắc lại).

* Xương và cơ là các cơ quan vận động.

Giáo viên chỉ vào tranh: Hai hình mô phỏng cơ thể ở cùng một tư thế (đang chạy). Lúc này cả cơ và xương cùng hoạt động. Nhờ vậy, cơ thể cử động được là nhờ sự phối hợp của cơ và xương.

* Hoạt động 3: Trò chơi vật tay.

- Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Trò chơi này cần có 2 bạn ngồi đối diện nhau, cùng tì khuỷu tay phải hoặc khuỷu tay trái lên bàn. Hai cánh tay của hai bạn đó phải đan chéo vào nhau. Khi nghe giáo viên nói chuẩn bị thì cánh tay của từng đôi vật để sẵn sàng lên mặt bàn.

- Khi giáo viên hô “Bắt đầu” thì cả hai dùng sức ở tay mình để cố gắng kéo thẳng tay của bạn sẽ là người thắng cuộc. Giáo viên cho học sinh xung phong lên chơi mẫu.

- Giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng chơi theo nhóm 3 người. Trong đó 2 bạn chơi và 1 bạn làm trọng tài. Trò chơi tiếp tục từ 2 đến 3 “keo” vật tay.

- Kết thúc cuộc chơi trọng tài nói tên bạn thắng. Cả lớp vỗ tay hoan hô các bạn thắng cuộc.

3. Củng cố, dặn dò:

- Muốn cơ thể khỏe mạnh, vận động nhanh nhẹn chúng ta cần phải làm gì? (Chúng ta cần phải thường xuyên tập thể dục, thể thao, vui chơi bổ ích, năng vận động, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất).

- Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.

TẬP ĐỌC - 3

TỰ THUẬT

I. Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng đọc:

- Đọc đúng các từ khó: quê quán, xã, tỉnh: Chương Mỹ Hàm Thuyên - Trường.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các dòng phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng.

- Biết đọc một bài văn tự thuật với giọng rõ ràng, mạch lạc. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Nắm nghĩa, biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài học, các từ chỉ đơn vị hành chính (phường, quận, huyện, thành phố, tỉnh).

- Nắm được thông tin chính về bạn học sinh trong bài. - Bước đầu có khái niệm về bản tự thuật.

Đồ dùng dạy và học. Bảng phụ vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính. Thành phố / Tỉnh  Quận / Huyện  Phường / Xã.

Một phần của tài liệu giao an tuan 1 ( lop 2) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w