0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

TỰ GIỚI THIỆU CÂU VÀ BÀ

Một phần của tài liệu GIAO AN TUAN 1 ( LOP 2) (Trang 38 -43 )

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

TỰ GIỚI THIỆU CÂU VÀ BÀ

I. Mục tiêu:

Rèn kỹ năng nghe và nói

- Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân. - Biết nghe và nói lại được những điều em biết về bạn.

- Rèn kỹ năng viết: Bước đầu biết kể miệng một mẫu chuyện theo tranh. Viết lại nội dung 2 tranh. Rèn ý thức bảo vệ của công.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung các câu hỏi. - Tranh minh họa

1. Mở đầu: Bắt đầu từ lớp 2 chúng ta có học thêm phân môn Tập làm văn. Những tiết học tập làm văn sẽ rèn luyện sử dụng từ ngữ để tạo lập văn bản cả 2 dạng nói và viết. Trong tiết học đầu tiên hôm nay chúng ta tập nghe, nói theo câu hỏi và nói, viết theo tranh.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu: Tiếp theo bài tự thuật đã học trong tiết tập làm văn này các em sẽ luyện tập cách giới thiệu về mình. Đồng thời các em sẽ làm quen với bài văn và biết tổ chức các câu văn thành một bài văn ngắn.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1, 2: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Bài 1: Chúng ta tự giới thiệu về mình

Bài 2: Chúng ta tự giới thiệu về bạn mình.

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 2. Với hình thức hỏi đáp lần lượt theo câu hỏi.

Tên em là gì ? (tên em là …) Tên bạn là gì ? (Tên mình là …) Quê em ở đâu ? (Quê em ở …)

Ban đang sống ở đâu ? (Mình đang sống tại …) Bạn thích học môn học nào ? (Mình thích môn …)

- Bài 2: Học sinh tự giới thiệu về bạn mình. Sau mỗi lần học sinh trình bày, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét sau đó giáo viên nhận xét và ghi điểm.

- Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

+ Bài tập này gần giống với các bài tập nào đã học? (Giống bài tập trong tiết luyện từ và câu đã học).

- Hãy quan sát từng bức tranh và kể lại nội dung của mỗi bức tranh bằng 1 hoặc 2 câu văn. Sau đó hãy ghép các câu văn đó lại với nhau thành một câu chuyện.

- Giáo viên cho học sinh tự làm bài vào vở.

- Gọi học sinh trình bày bài. Yêu cầu học sinh khác nhận xét. - 4 học sinh nối tiếp nhau trình bày nói về từng bức tranh. - Học sinh trình bày bài hoàn chỉnh.

* Khi viết các câu văn liền (nhau) mạch là đã viết được một bài văn.

Ví dụ: Trong công viên có rất nhiều hoa đẹp. Huệ đang say sưa ngắm nhìn vườn hoa. Huệ chọn một bông hoa đẹp nhất và giơ tay định hái. Tuấn thấy thế liền vội chạy lại ngăn không cho Huệ hái bông hoa. Tuấn khuyên Huệ không được ngắt hoa trong công viên. Hoa trồng ở đây để mọi người cùng ngắm.

3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học.

Dặn dò: Các em chưa hoàn thành được 2 bài tập, về nhà làm lại cho tốt. Chuẩn bị bài tiết sau.

------ Toán - 4

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh củng cố về:

- Phép cộng (không nhớ) tính nhẩm và đặt tính tên gọi thành phần và kết quả phép cộng.

- Giải toán có lời văn.

1. Kiểm tra bài cũ: Số hạng - tổng - Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện phép cộng

18 + 21 = 39 32 + 47 = 7971 + 12 = 83 30 + 8 = 38 71 + 12 = 83 30 + 8 = 38

- Học sinh nêu tên các thành phần và kết quả từng phép tính. - Nhận xét ghi điểm.

2. Dạy bài mới:

* Giới thiệu: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về phép cộng không nhớ các số có 2 chữ số, gọi tên các thành phần và kết quả của phép cộng, giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.

3. Luyện tập: Thực hành

Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.

- Giáo viên cho học sinh nêu tên gọi từng số trong phép cộng

Bài 2: Học sinh nêu đề bài

- Gọi 1 học sinh làm mẫu 50 + 10 + 20 - Học sinh làm bài vào vở

- Gọi 1 học sinh chữa bài miệng giáo viên cho học sinh nhận xét để nhận ra. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Muốn tính tổng khi đã biết các số hạng ta làm thế nào ?

- Học sinh tự làm sao cho các số thẳng cột với nhau. - Học sinh tự làm bài. - Tính nhẩm - 50 cộng 10 bằng 60, 60 cộng 20 bằng 80 - 50 + 30 = 80; 60 + 20 + 10 = 90 60 + 30 = 90; 40 + 20 = 60 - 50 + 10 + 20 = 80 = 50 + 30 = 80 - Học sinh đọc đề bài.

- Chữa bài.

43 20 525 68 21 25 68 21 68 88 26

Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề - Bài toán yêu cầu tìm gì.

Bài toán cho biết những gì về số học sinh ở trong thư viện.

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu bạn ta phải làm phép tính gì ? Học sinh tóm tắt và giải. Tóm tắt Trai: 25 học sinh Gái: 32 học sinh Tất cả có …… học sinh

Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu đề bài Làm mẫu

- Hỏi học sinh: 2 cộng 5 bằng mấy ? (7)

Vậy ta điền 5 vào ô trống.

- Học sinh làm bài vào bảng con

- Học sinh đổi chéo vở cho nhau.

Học sinh đọc đề bài.

- Tìm số học sinh trong thư viện. - Có 25 học sinh trai ; 32 học sinh gái - Phép tính cộng Bài giải Số học sinh có tất cả là: 25 + 32 = 57 (bạn) Đáp số: 57 bạn Điền số thích hợp vào ô trống - 2 cộng 5 bằng 7

- Học sinh nhắc lại điền 5 vào ô trống sau đó đọc phép cộng

Học sinh dùng bảng cộng đã học để

tìm. 63 15 78 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại cách thực hiện phép cộng không nhớ các số có 2 chữ số. Ghi nhớ tên gọi các thành phần và kết quả trong phép cộng.

THỨ SÁU - 11.9.2005

CHÍNH TẢ - 2

Một phần của tài liệu GIAO AN TUAN 1 ( LOP 2) (Trang 38 -43 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×