, Phạm Thắn g
TỈNH QUẢNG TRỊ SAU MỘT NĂM CAN THIỆP
Lê Thị Hương1, Trần Thị Lan2
1
Viện Đào tạo YHDP-YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội; 2Tổ chức Cứu trợ trẻ em Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa và Đakrông Tỉnh Quảng trị sau một năm can thiệp bằng truyền thông tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ đặc biệt truyền thông nhóm nhỏ thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ. Kết quả cho thấy rằng: Kiến thức của các bà mẹ về thời gian nuôi con bằng sữa mẹ cải thiện một cách rõ rệt, tại thời điểm năm 2010 chỉ có 68,0% các bà mẹ biết nên cho trẻ bú trong vòng 1 giờđầu sau khi sinh tăng lên 97,6%; nên nuôi con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu từ 46,8% lên 89,1%. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cũng đã cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ trẻđược bú mẹ trong vòng 1 giờđầu tiên sau khi sinh tăng từ 79,7% lên 93,3%. Từ 10,4% cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu trước can thiệp đã tăng lên thành 36,9% sau can thiệp. Thực hành cho trẻăn bổ sung của các bà mẹ có thay đổi, từ 11,8% bà mẹ thực hành cho con ăn bổ sung sau sáu tháng tuổi đã tăng lên thành 30,6%. Trước can thiệp, chỉ có 13,2% trẻđược ăn đủ 4 nhóm thực phẩm nhưng sau can thiệp, con số này đã tăng lên gấp 3 lần (37,1%). Kết luận: So với năm 2010 kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các bà mẹ tại Huyện Hướng Hóa và Đakrông tỉnh Quảng trịđã có những cải thiện rõ rệt.
Từ khóa: Kiến thức, thực hành, nuôi dưỡng, trẻ nhỏ
Summary