, Phạm Thắn g
THỰC TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN THÀNH NGỌ, KIẾN AN, HẢI PHÒNG
HỌC TRẦN THÀNH NGỌ, KIẾN AN, HẢI PHÒNG 2009
Phạm Văn Liệu, Nguyễn Văn Nhất
Trường Đại học Y Hải Phòng Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị của học sinh trường tiểu học Trần Thành Ngọ, Kiến An, Hải Phòng. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng: Mẫu nghiên cứu gồm 519 học sinh, được khám tình trạng sâu răng và nha chu. Sử dụng các chỉ số theo phương pháp điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng của tổ chức Sức khỏe Thế giới năm 1997. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng 74,37%, chỉ số sâu mất trám răng là 1,16 . Số trung bình phần hàm bình thường là 2,38, có chảy máu là 1,84, có cao răng là 1,78. Kết luận: khảo sát cho thấy sự mắc bệnh sâu răng ở học sinh với tỷ lệ cao nhưng số lượng răng bị sâu mất trám không nhiều.Trung bình số phần hàm bình thường (2,38) thấp hơn số phần hàm bị bệnh (3,62) của 6 phần hàm theo quy định cần thiết phải điều trị sớm, trám bít hố rãnh, giáo dục vệ sinh răng miệng, lấy cao răng và kiểm soát mảng bám.
Từ khóa: Sâu răng, cao răng, viêm lợi, viêm quanh răng Summary
ORAL HEALTH STATUS OF NGO TRAN THANH PRIMARY SCHOOLPUPIL,
KIẾN ANDISTRICT, HAIPHONG CITY
The purpose of this study is to report on aral health status and treatment need of schoolchildren in Ngo Tran Thanh Primary school, Kien An district, Hai Phong city. Subject: A random sample of 519 children was examined for caries and periodontal status using the examination form recommended in the manual "Who basic oral health survey method" (1997). Method: Descriptive study. Result: The prevalence of caries was found as 74,37 percent, DMFT index 1.16. The mean number of healthy, bleeding, calculus sextants was 2.38, 1.84 and 1.78. Conclude:The results indicate that early measures for caries treatment, i.e. pit and fissure sealing, oral health education and plaque control are needed.
NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KHIẾM THÍNH Ở LỨA TUỔI MẪU GIÁO TẠI HÀ NỘI