Ảnh h−ởng của nồng độ muối lên tỉ lệ nở của phôi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến quá trình phát triển phôi cá giò (rachycentrum canadum linaeus, 1766) (Trang 51 - 55)

Kết quả của chúng tôi đ−ợc thể hiện qua bảng 3.5 và hình 3.7

Bảng 3.5:ảnh h−ởng của nồng độ muối lên tỉ lệ nở của phôi

Nồng độ muối (o/oo) 15 20 25 30 35 40

Tỉ lệ nở (%) 8

± 1,15 ± 4,76 30

49

Nồng độ muối là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tỉ lệ nở của phôi cá giò. Tỉ lệ nở ở các nồng độ muối khác nhau thì khác nhau. Nồng độ muối càng cao, tỉ lệ nở càng tăng (độ tin cậy 95%). Tỉ lệ nở cao nhất đạt đ−ợc

tại mức 35o/oo. Đến mức 40o/oo, tỉ lệ nở có xu h−ớng giảm dần (71%) và không

có sự sai khác ý nghĩa với mức 30o/oo (74%). Cụ thể ở các mức thí nghiệm

15o/oo, 20 o/oo; 25 o/oo; 30 o/oo; 35 o/oo và 40 o/oo tỉ lệ nở t−ơng ứng là 8%, 30%, 49%, 74%, 83%, 71% . 8 30 49 83 71 74 0 20 40 60 80 100 15 20 25 30 35 40 o/oo %

Hình 3.7: ảnh h−ởng của nồng độ muối lên tỉ lệ nở của phôi

Đồ thị biểu diễn tỉ lệ nở của phôi cá giò ở các mức nồng độ muối khác nhau

có dạng của ph−ơng trình y=ax2 +bx+c, cụ thể :

y= - 0.0283x2 + 0.341 x- 0.2554 (với r2 =0.9328)

Đ−ờng Parabol có hệ số a <0, chứng tỏ rằng ph−ơng trình có điểm cực đại. Hay nói cách khác, có mức nồng độ muối cho tỉ lệ nở cao nhất. Các mức nồng độ muối khác đều cho tỉ lệ nở thấp hơn.

Có mối quan hệ giữa nồng độ muối và tỉ lệ chết ở trứng cá nổi. Phôi chết khi không thể duy trì áp suất thẩm thấu bình th−ờng do gradient nồng độ không thích hợp. Theo Bunn N. A.; Fox C.J. và Webb T. (2000) [33], trứng cá biển có khả năng điều hoà thẩm thấu để phản ứng lại sự thay đổi nhỏ nồng độ muối. Nếu biên độ này lớn quá khả năng chịu đựng của phôi, phôi sẽ không thể điều hòa đ−ợc áp suất thẩm thấu và dẫn đến chết.

Mô có khả năng chịu đựng và điều hoà thẩm thấu ở nồng độ muối nào, cơ thể sẽ có khả năng sống ở nồng độ muối ấy (Weisbart, 1968) [29]. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nồng độ muối có ảnh h−ởng lên sự phát triển phôi. Nghiên cứu trên cá bơn, Gerd Wengner (2002) [19] cho rằng trong những giờ đầu tiên sau khi thụ tinh, cấu tạo của trứng có khả năng chịu đựng rất kém với môi tr−ờng, đặc biệt là các nhân tố vật lý nh− nồng độ muối. Khi trứng phát triển lớn hơn, khả năng chịu đựng của trứng tăng lên và làm cho tỉ lệ chết giảm bớt.

Tổng hợp các nghiên cứu trên cá x−ơng, N.A.Bunn (2000) [33] cho thấy khả năng chịu đựng với sự biến động nồng độ muối thấp nhất ở giai đoạn phôi nang và đầu giai đoạn phôi vị [33].

Khi nghiên cứu trên phát triển phôi cá v−ợc đá Gymnocephalus cernuus n−ớc

ngọt và n−ớc lợ, Markuss Vetemaa (1996) [29] lại cho rằng, tỉ lệ chết của phôi cao nhất trong suốt giai đoạn phôi vị. Tỉ lệ phôi chết cao nhất khi nồng độ muối tăng (so với điều kiện thích hợp), xảy ra trong giai đoạn phôi vị. Tỉ lệ chết thấp ở những giai đoạn sau do phôi đZ có thể bắt đầu điều hoà thẩm thấu qua phôi vị.

Trong khi đó, Klinkhart và Winklerr (1989) xác định phôi phát triển thành 3 giai đoạn: thụ tinh, phôi dâu/phôi vị, điểm mắt. Các ông đZ cho thấy, tỉ lệ phôi

chết tăng ở giai đoạn điểm mắt khi nồng độ muối quá thấp hoặc quá cao. ở

nồng độ muối thấp, nhiều phôi sẽ chết khi nở hoặc khi hình thành cơ quan

[29]. Theo Taylor (1971) phôi nhạy cảm nhất tr−ớc khi đóng lỗ phôi và ngay

tr−ớc khi nở.

Mặc dù các kết quả nghiên cứu khác nhau, nh−ng đều có chung một kết luận rằng: nồng độ muối có ảnh h−ởng rõ rệt đến sự phát triển phôi cá. Thực tế trong thí nghiệm với cá giò, quan sát d−ới kính hiển vi, chúng tôi thấy: ở giai đoạn phôi nang và trong suốt giai đoạn phôi vị, tỉ lệ phôi chết xảy ra ở các

mức nồng độ muối. Trong đó, các mức 15, 20 và 25º/oo tỉ lệ chết rất cao. Trong giai đoạn thể phôi, tỉ lệ chết giảm. Đến giai đoạn nở tỉ lệ chết lại tăng.

Holiday (1969) cho rằng khi trọng lực thấp nh− khi nồng độ muối thấp sẽ khiến cho việc giải phóng ấu trùng khỏi nang trứng trở nên khó khăn. Trong khi với nồng độ muối cao, màng đệm không thể vỡ ra 1 cách dễ dàng. Quá trình trứng cá nở yêu cầu sự hiện diện của enzym nở Chorionase, enzyme này sẽ thuỷ phân lớp bên trong của trứng, bộ phận chịu trách nhiệm phát triển thành hệ thống cơ của cuống đuôi giúp cho việc phá vỡ màng đệm của trứng.

ở nồng độ muối thấp hoạt động của enzyme nở sẽ bị hạn chế kết quả là sự

phát triển không đầy đủ của cơ cuống đuôi và cơ đuôi. Điều này đZ giải thích đ−ợc lý do vì sao giảm nồng độ muối lại không thích hợp cho việc nở của

trứng cá biển [41]. ở nồng độ muối cao, theo Markus Veteman (1996) [29]

nồng độ muối tăng lên làm ảnh h−ởng đến hình thái và sinh lý của phôi từ đó ảnh h−ởng gián tiếp đến tuyến nở của phôi làm cho tỉ lệ nở của cá thấp hơn. Mặt khác, quá trình phát triển phôi đòi hỏi một nhu cầu Ôxy rất lớn. Nh−ng ở những mức nồng độ muối thấp, trứng cá giò bị chìm d−ới đáy dụng cụ thí nghiệm. Những trứng này không đ−ợc cung cấp đầy đủ Ôxy, đặc biệt là các giai đoạn nhạy cảm: phân cắt, phôi vị, hình thành các cơ quan, và giai đoạn nở. Vì thế, tỉ lệ sống của các giai đoạn này bị giảm dần dẫn đến tỉ lệ nở thấp. Khi nghiên cứu trên cá tuyết, Ingegjerd Opstad (2003) [23] cho rằng phôi cá phát triển tốt nhất ở môi tr−ờng đẳng tr−ơng với dịch chất tế bào. Là những giai đoạn không thể thích nghi cho việc điều hoà áp suất thẩm thấu nh− những cá thể hoàn chỉnh [32], khi phát triển ở nồng độ muối đẳng tr−ơng phôi và ấu trùng có thể tiết kiệm tối đa năng l−ợng phát triển cho việc điều hoà áp suất thẩm thấu [23]. Tuy nhiên, Wen-Bin Huang (1998) [41] trong nghiên cứu về cá mùi lại cho rằng phôi cá biển tồn tại trong môi tr−ờng −u tr−ơng tốt hơn trong môi tr−ờng đẳng tr−ơng, mặc dù phôi phải mất năng l−ợng trong điều hoà áp suất thẩm thấu.

Kết quả thí nghiệm của chúng tôi trên cá giò t−ơng tự với kết quả của Wen-

Bin Huang (1998) trong thí nghiệm trên cá mùi Acanthopagrus schlegeli ở các

nồng độ muối 28, 31, 34 và 37o/oo, nồng độ muối cao cho tỉ lệ nở cao. Tỉ lệ nở

là 85% ở 34 và 37 o/oo, 60% ở 31 o/oo, không có trứng nào nở ở 28 o/oo [41].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi t−ơng đối phù hợp với kết quả của Tr−ơng

Văn Th−ợng (2000) [6] trên cá giò rằng tỉ lệ nở ở các mức nồng độ 30 o/oo và

34 o/oo cao hơn nồng độ 26 o/oo. Tỉ lệ nở các nồng độ 26 o/oo, 30 o/oo và 34 o/oo là

73,36%; 90% và 89,96%.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến quá trình phát triển phôi cá giò (rachycentrum canadum linaeus, 1766) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)