Có thể thấy rằng, Công ty May 10 cũng giống nh các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, điều quan tâm hàng đầu của Công ty là luôn cố gắng tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Và một trong những biện pháp tích cực, mang lại hiệu quả cao đó là kiện toàn bộ máy kế toán của Công ty bởi
lẽ kế toán là một bộ phận có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Kế toán với chức năng của mình luôn cung cấp những thông tin tài chính hay những thông tin có liên quan đến tình hình tài chính của đơn vị một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, giúp cho ban lãnh đạo đơn vị có đợc phơng hớng thực hiện mục tiêu đã đề ra, góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất của đơn vị trong môi trờng cạnh tranh gay gắt hiện nay. Để có đợc hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì trớc hết đơn vị phải quản lý đợc kinh tế hay nói cách khác là quản lý đợc yếu tố tài chính của Công ty, quản lý tốt tình hình tài chính sẽ giúp công ty có những biện pháp tối u về sử dụng tài chính của mình, chủ động trong sản xuất kinh doanh, sử dụng một cách hợp lý nguồn vốn của mình đang có và đây là một nền tảng, cơ sở vững chắc cho sự phát triển sản xuất của Công ty.
Hiểu được tầm quan trọng đó cùng với sự nắm bắt về khoa học kỹ thuật tiên tiến, Công ty May 10 đã xây dựng cho mình một bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty. Công ty đã chọn mô hình kế toán tập trung với nhiệm vụ : cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các tài liệu về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; Theo dõi và hạch toán chính xác các khoản thu chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến việc lập báo cáo quyết toán, cung cấp số liệu cho các phòng ban liên quan để từ đó bộ máy lãnh đạo của Công ty điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn, góp phần từng bớc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Với mô hình tổ chức kế toán trên, toàn bộ công tác kế toán đợc tập trung tại phòng kế toán, từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán,... Còn ở các Xí nghiệp và các Xí nghiệp thành viên thì không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hớng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, kiểm tra chứng từ, thu thập và ghi chép vào sổ sách. Cuối tháng, chuyển chứng từ cùng các báo cáo về Phòng Tài chính kế toán của Công ty để xử lý và tiến hành công việc kế toán. Về mặt nhân sự, các nhân viên hạch toán kinh tế chịu sự quản lý của Giám đốc các xí nghiệp, phòng Tài chính kế toán của Công ty chịu trách nhiệm hớng dẫn kiểm tra đội ngũ nhân viên kinh tế này về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ.
Phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm có 14 ngời, trong đó có 1 trởng phòng, 2 phó phòng và các kế toán viên gồm: 1 kế toán tiền mặt và thanh toán, 2 kế toán nguyên vật liệu (1 nguyên vật liệu chính, 1 phụ liệu), 1 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, 1 kế toán tài sản cố định, 1kế toán tiêu thụ thành phẩm xuất khẩu, 2 kế toán tiêu thụ thành phẩm nội địa, 1 kế toán tiền lơng, 1 kế toán công nợ, 1 thủ quĩ.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
* Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên phòng kế toán
- Trởng Phòng Tài chính kế toán (kế toán trởng): Là ngời phụ trách chung công việc của Phòng Tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trớc Tổng Giám đốc. Kế toán trởng cũng là ngời thực hiện phân tích tình hình tài chính cho Tổng Giám đốc và cơ quan có thẩm quyền, đa ra những ý kiến đề xuất, cố vấn tham mu cho Tổng Giám đốc trong việc ra các quyết định và tham gia trong việc lập các kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của Công ty.
- Phó Phòng Tài chính kế toán (kiêm kế toán tổng hợp): Phụ trách công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán, lên bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng kết tài sản cuối tháng, quí, năm, lập sổ tổng hợp công nợ theo từng đối tợng, lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối năm và chịu trách nhiệm trớc kế toán trởng về những công việc đợc giao.
- 2 kế toán nguyên vật liệu: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Tính toán, phân bổ nguyên vật liệu, lập bảng phân bổ nguyên vật liệu.
- 2 kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ nội địa : có nhiệm vụ theo dõi công nợ và thanh toán công nợ của các cửa hàng đại lý, hạch toán tiêu thụ hàng trong nớc và
Trởng phòng Phó phòng Phó phòng Kế toán NVL Kế toán tiền lơng và BH XH KT quỹ TM, tiền gửi, tiền vay Kế toán TSCĐ KT tập hợp cp và tính giá thành Kế toán tiêu thụ hàng XK Kế toán tiêu thụ hàng nội địa Kế toán công nợ thanh toán Thủ quỹ
xuất nhập của các kho thành phẩm nội địa và hệ thống các cửa hàng, đại lý của Công ty.
- Kế toán tiền lơng và BHXH: có nhiệm vụ quản lý chơng trình tiết kiệm toàn Công ty. Thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp tiền lơng và các khoản trích theo lơng cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tập hợp các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán tiền mặt và thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi việc thu, chi tiền mặt, tình hình hiện có của quĩ tiền mặt và giao dịch với ngân hàng.
- Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ quản lý nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ. Tiến hành trích khấu hao theo thời thời gian dựa trên tuổi thọ kỹ thuật của tài sản.
- Kế toán tiêu thụ xuất khẩu: Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán kho thành phẩm xuất khẩu, tính doanh thu lãi lỗ phần tiêu thụ xuất khẩu, đồng thời theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng.
-Thủ quĩ: Là ngời chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, thu chi tiền mặt và vào sổ quĩ tiền mặt.
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, mỗi nhân viên trong phòng kế toán có một công việc nhất định, nhng giữa các bộ phận này luôn có sự kết hợp với nhau. Việc hạch toán trung thực, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kết quả ở khâu này sẽ là nguyên nhân là tiền đề cho khâu tiếp theo, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống kế toán hoạt động một cách có hiệu quả nhất.