CÁCH TIẾN HÀNH Lập đương chuẩn

Một phần của tài liệu Bài Giảng phân tích nước pptx (Trang 28 - 30)

Lập đương chuẩn

 Pha loãng dung dịch màu chuẩn để có thang màu chuẩn từ 0-250 đơi vị màu Pt-Co, dung dịch được pha lần lượt theo bảng sau:

STT 0 1 2 3 4 5

V(ml)dung dịch màu chuẩn 0 10 20 30 40 50

V(ml) nước cất 100 90 80 70 60 50

Độ màu(Pt- Co) 0 50 100 150 200 250

Trường hợp dùng K2Cr2O7 thì pha theo bảng sau: V(ml)dung dịch màu chuẩn A 0 1 2 3 4 5 6 8 10 12 14 V(ml)dung dịch H2SO4 loãng(B) 100 99 98 97 96 95 94 92 90 88 86 Độ màu (Pt-Co) 0 5 10 15 20 25 30 40 50 60 70

 Lần lượt đo độ hấp thu OD ở các độ màu từ 0-250 trên máy quang phổ hấp thu ở bước sóng 455nm

 Lập đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ màu và độ hấp thu OD

Đo độ hấp thu của mẫu trên máy quang phổ hấp thu ở bước sóng 455nm

Ly tâm mẫu cho đến khi loại bỏ hoàn toàn các hạt huyền phù (tốc độ à thời gian ly tâm phụ thuộc vào đặc tính và hàm lượng các hạt huyền phù nhưng thường không vượt quá 1 giờ). Đo độ hấp thu của mẫu nước sau ly tâm.

Từ giá trị OD thu được của mẫu, kết hợp với đồ thị xác định độ mầu của mẫu. Nếu trị số OD của mẫu vượt quá các trị số của dung dịch chuẩn phải pha loãng mẫu đến nồng độ thích hợp.

2.2. Xác định độ đục

Độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện diện của một số chất lơ lửng có kích thước thay đổi từ dạng phân tử đến dạng keo, huyền phù (kích thước 0,1 – 10mm). Trong nước, các chất gây đục thường là: đất sét, chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh động vật.

Độ đục phát sinh từ nhiều nguyên nhân như:

- Đất, đá từ vùng núi cao đổ xuống đồng bằng (do hoạt động trồng trọt)

- Ảnh hưởng của nước lũ, làm xáo động lớp đất, lôi cuốn, phân rã xác động, thực vật.

- Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. - Sự phát triển của vi khuẩn và một số vi sinh vật (tảo …)

Ý Nghĩa

Độ đục ảnh hưởng quan trọng đến cấp nước công cộng: làm giảm vẽ mỹ quan, gây

khó khăn cho quá trình lọc và khử khuẩn.

Các yếu tố ảnh hưởng

Cặn lơ lững lớn có khả năng lắng nhanh, làm sai lệch kết quả đo.

Ống đo bị bẩn, mẫu có nhiều bọt khí và độ màu thực của mẫu là những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả độ đục.

Phương pháp thí ngiệm

Có thể xác định độ đục bắng các phương pháp khác nhau như:

- Phương pháp cân khối lượng: Loc mẫu sau đó cân khối lượng cặn. Nếu SS < 15 mg/l thì nước trong còn SS> 15 mg/l thì nước đục.

- Áp dụng phương pháp so màu theo nguyên tắc dựa trên sự hấp thu ánh sáng của các cặn lơ lửng có trong dung dịch.

A- NGUYÊN TẮC

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này dựa trên sự hấp thu ánh sang của các cặn lơ lửng trong dung dịch.

B- DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤTDụng cụ và thiết bị Dụng cụ và thiết bị - Máy Spectrophotometer - Pipet 5ml - Pipet 25ml - Cốc 100ml (2 cái) Hóa chất - Dụng cụ lưu trữ (sử dụng trong một tháng)

 Dung dịch 1: hòa tan 1g hydrazine sulfate (NH2NH2.H2SO4) trong 100ml nước cất.

 Dung dịch 2: hòa tan 10g hexamethylnentetramine (C6H12N4) trong 100ml nước cất.

 Hòa trộn 5ml dung dịch 1 và 5ml dung dịch 2. Pha loãng thành 100ml nước cất, sau đó để yên 24 giờ ở nhiệt độ 25 ±30C. Dung dịch này có độ đục là 400NTU. Lắc đều khi sử dụng.

-Nước dùng pha loãng, không màu.

Một phần của tài liệu Bài Giảng phân tích nước pptx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w