Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VIGLACERA Hà Nội chi nhánh nhà máy gạch VIGLAERA Hải Dương (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HÀ NỘI CHI NHÁNH

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban.

- Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đề ra phương hướng, chính sách kinh doanh, quyết định về sản xuất và tiêu chuẩn của sản phẩm.

- Phó giám đốc : Là người trực tiếp chỉ đạo trực tiếp sản xuất và giám sát các phòng ban thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- Phòng tổ chức hành chính: giám sát, theo dõi, tổ chức và quản lý các công việc hành chính, nhân sự, tuyên truyền và thực hiện các chính sách, chế độ Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên. Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy. Xây dựng nội quy, quy chế Nhà máy, theo dõi ký kết hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên. Giải quyết thủ tục tuyển dụng và thôi việc.

Phó Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật KCS Phân xưởng cơ điện Phân xưởng sản xuất

- Phòng kỹ thuật KCS: kiểm tra đánh giá NVL, vật tư, sản phẩm hàng hoá nhập kho về chẩt lượng, màu sắc và quy cách sản phẩm.

Nghiên cứu cải tiến công nghệ và phân tích các thành phần hóa học của NVL để sản xuất và nghiên cứu các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Xác định các thông số kỹ thuật cơ lý của bán thành phẩm (mộc ép, bột sấy, hồ) để điều chỉnh cho phù hợp.

Tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình giảng dạy các lớp đào tạo và nâng cao tay nghề của công nhân.

- Phòng kinh doanh: xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu qủa qua việc tìm hiểu khả năng và nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức thực hiện các xúc tiến thương mại nhằm tiêu thụ tối đa sản phẩm mà Nhà máy sản xuất ra, đồng thời thực hiện các dịch vụ sau chăm sóc khách hàng.

- Phòng kế toán: ghi chép và phản ánh đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thu thập phân loại và xử lý tổng hợp số liệu nhằm xác định cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra quản lý tình hình thực hiện kế hoạch, việc sử dụng nguồn vốn bằng tiền trong sử dụng vật tư, lao động và mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về kinh tế, giúp lãnh đạo công ty có đường lối đúng đắn và đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

- Phòng kế hoạch: lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng đầy đủ kịp thời đúng số lượng, chất lượng các loại vật tư nguyên vật liệu, nhiên liệu phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất sản phẩm như men màu, đất sét, feldspat cao lanh....

- Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất có hiệu quả Viglacera số đảm bảo về chất lượng và quy cách mẫu mã sản phẩm, giữ bí mật về công nghệ. Chịu trách

nhiệm bảo quản, sử dụng hiệu quả về tài sản cố định, công cụ dụng cụ lao động và vật tư nguyên liệu theo định mức.

- Phân xưởng cơ điện: nhiệm vụ chính là đảm bảo về thiết bị máy móc, bảo quản hồ sơ thiết bị, lập hồ sơ theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị toàn công ty. Tổ chức và thực hiện bảo dưỡng định kỳ, theo dõi việc thực hiện quy trình vận hành máy móc của công nhân, đảm bảo dây chuyền hoạt động liên tục hiệu quả và an toàn hệ thống.

Sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp cho nhà máy từng bước hoà nhập những bước đi của mình với nhịp điệu phát triển của nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VIGLACERA Hà Nội chi nhánh nhà máy gạch VIGLAERA Hải Dương (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w