Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán của công ty kiểm toán và kế toán Hà Nội (Trang 68 - 70)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY CPA HANO

3.3.3Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.

Kết quả kiểm toán có ảnh hưởng rất rộng, đến nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, vì vậy Nhà nước cần tăng cường quản lý đối với hệ thống kiểm toán, có định hướng rõ ràng cho sự phát triển của các tổ chức kiểm toán; Cần có những biện pháp hữu hiệu kiểm soát chất lượng kiểm toán và hạn chế cạnh tranh tiêu cực trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán. Xây dựng quy định quản lý đối với kiểm toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Hiệp hội kiểm toán Việt Nam VACPA cần tăng cường các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán, chủ động xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm toán viên, tổ chức thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên độc lập. Hội cũng cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giám sát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cũng như tăng cường chất lượng kiểm toán. Cần có biện pháp nhắc nhở

và theo dõi việc sửa chữa các sai phạm, yếu kém của từng công ty được kiểm tra. Đối với công ty có nhiều sai phạm cần tiếp tục kiểm tra ngay vào năm tiếp theo.

Đảm bảo tất cả các công ty kiểm toán đều được kiểm tra định kỳ theo quy định (ít nhất là 3 năm/1 lần), nếu công ty nào tự đề nghị được kiểm tra thì VACPA cần xem xét để đưa vào danh sách được kiểm tra. Cần kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm tra đối với các công ty đã được kiểm tra năm trước. Tăng thêm số lượng các công ty được kiểm tra hàng năm, thời điểm kiểm tra có thể diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 để tránh rơi vào mùa kiểm toán, mỗi tháng chỉ kiểm tra 3-4 công ty với thời gian kiểm tra tại 1 công ty kéo dài hơn (ít nhất 3-4 ngày/1 công ty) để có thời gian kiểm tra kỹ lưỡng hơn, tập trung sâu hơn vào kiểm tra kỹ thuật.

Hạn chế thời lượng các hợp đồng kiểm toán và luân chuyển công ty kiểm toán. Để khắc phục được những thách thức từ mối quan hệ kiểm toán và khách hàng, cần thực hiện việc chuyển đổi các công ty kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán chỉ nên được ký kết với một thời hạn ngắn, từ 1-3 năm. Lý do của sự phụ thuộc của các công ty kiểm toán đối với các khách hàng là muốn duy trì mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh lợi ích kinh tế, những hợp đồng có thời gian dài thường kéo theo mối quan hệ cá nhân, tâm lý nhượng bộ khách hàng quen biết và xu hướng dựa vào số liệu kiểm toán của các năm trước để lập báo cáo kiểm toán cho năm nay. Như đã phân tích ở trên, đây là những yếu tố chủ yếu làm suy giảm tính độc lập và chất lượng của các cuộc kiểm toán.

kiểm soát chặt chẽ cơ cấu dịch vụ phi kiểm toán. Dịch vụ phi kiểm toán, như tư vấn thuế, tư vấn đầu tư là một phần trong cơ cấu các sản phẩm dịch vụ mà hãng kiểm toán cung cấp cho khách hàng và là cơ sở quan trọng tăng cường chất lượng dịch vụ kiểm toán. Việc cân đối tỷ trọng các dịch vụ phi kiểm toán này là rất cần thiết đối với sự phát triển của dịch vụ kiểm toán trên cơ sở gia tăng chất lượng thực tế mà khách hàng có thể cảm nhận được từ dịch vụ của công ty kiểm toán. Những số liệu thống kê gần đây cho thấy hiện đang có hiện tượng tập trung vào các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hay tư vấn thuế với hơn 70% doanh thu từ hai hoạt động này. Tuy nhiên, sự mất cân đối này sẽ là yếu tố tiềm ẩn làm tăng tính hình thức của dịch vụ kiểm toán và làm giảm chất lượng dịch vụ kiểm toán.

Minh bạch hoá chi phí kiểm toán. Chi phí kiểm toán cần được cụ thể hoá bằng cách chuyển từ chi phí trọn gói cho cuộc kiểm toán sang chi phí dễ đo lường và kiểm soát (ví dụ như tính phí kiểm toán theo thời gian). Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) hoặc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần có biểu phí kiểm toán để so sánh và phát hiện các mức phí bất thường. Bản thân các công ty kiểm toán cũng cần minh bạch hoá các chi phí kiểm toán bằng việc lưu giữ và trình bày số liệu về thời gian thực hiện mỗi cuộc kiểm toán và mức phí áp dụng cho khách hàng. Ngoài ra cũng cần cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí kiểm toán như danh tiếng của hãng kiểm toán, hiệu suất và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán của công ty kiểm toán và kế toán Hà Nội (Trang 68 - 70)