Thị trường kiểm toán từ năm 2000 cho đến nay đã đạt được mức tăng trưởng khá cao.
Bảng 2.1 : doanh thu toàn ngành kiểm toán qua các năm
(báo cáo tổng kết 19 năm hoạt động kiểm toán của bộ tài chính)
Năm doanh thu ( tỷ đồng )
2000 281,701 2005 622,255 2007 1.172,771 2008 1.717,79 2009 2.292,017 2010 2.743,54
Doanh thu toàn ngành kiểm toán năm 2005 là 622,255 tỷ đồng (tăng 220% so với năm 2000) trong đó tổng doanh thu của 78 công ty Việt Nam là 351 tỉ đồng, trong khi tổng doanh thu của bốn công ty nước ngoài tại Việt Nam là trên 310 tỷ đồng. Trong số 351 tỷ đồng doanh thu thì 10 công ty lớn nhất Việt Nam đã chiếm 76,3%, các công ty còn lại chỉ chiếm 23,7%. Năm 2007 là 1.172,771 tỷ đồng (tăng 188% so với năm 2005). Năm 2008 tăng 54% so với năm 2007, trong đó doanh thu dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng cao nhất 994,83 tỷ đồng (chiếm 57,9%). Năm 2009 tăng 28% so với năm 2008, trong đó doanh thu dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng cao nhất 1.366,49 tỷ đồng chiếm 62,37%. Năm 2010, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động dịch vụ kiểm toán vẫn có sự phát triển khả quan. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm qua, doanh thu toàn ngành kiểm toán đạt 2.743 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009. Đặc biệt, một số công ty thuộc Big 4 đã có lãi để bù đắp số lỗ của năm trước. Ba DN trong nhóm này là đã có lãi 39 tỷ đồng, thay vì lỗ 96 tỷ đồng năm 2009.
Biểu đồ 2.3: doanh thu toàn ngành kiểm toán qua các năm
Bảng 2.2: kết quả kinh doanh toàn ngành kiểm toán qua các năm
(báo cáo tổng kết 19 năm hoạt động kiểm toán của bộ tài chính)
Năm Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)
2004 29,9 2005 24,39 2006 33,01 2007 51,78 2008 18,8 2009 39,108 2010 48,885
Lợi nhuận sau thuế năm 2008 chỉ còn 18,8 tỷ đồng nguyên nhân là do 20% số lượng công ty kiểm toán có lợi thế là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế có uy tín hoặc ban lãnh đạo, kiểm toán viên đã từng làm việc tại các công ty kiểm toán nước ngoài) chiếm tới 76% doanh thu của toàn ngành; 80% số công ty kiểm toán còn lại chỉ chiếm 24% số doanh thu còn lại bằng mọi cách kể cả là hạ phí kiểm toán, giảm chất lượng kiểm toán… , năm 2009 lỗ 39,108 tỷ đồng do 3 công ty kiểm toán lớn của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là PwC, Ernst&Young và KPMG lỗ 96 tỷ đồng, còn trên thức tế các công ty trong nước vẫn có lãi.
Doanh thu của ngành kiểm toán tăng lên đáng kể. Theo đó, số nộp ngân sách nhà nước cũng tăng cao, toàn ngành kiểm toán năm 2004 đóng góp cho ngân sách
nhà nước 64,75 tỷ đồng; năm 2005 là 78,04 tỷ đồng; năm 2006 là 101,91 tỷ đồng; năm 2007 là 271,2 tỷ đồng; năm 2008 là 289,04 tỷ đồng; năm 2009 là 275,659 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn không tăng tương ứng, mà có phần giảm từ 4,42 % (năm 2007) xuống 0,11% (năm 2008) và từ 16,50% (năm 2007) xuống 0,58% (năm 2008); năm 2009 lỗ nên không có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Năm 2010 với mức doanh thu tăng khoảng 25% so với 2009 lợi nhuận sau thuế cũng tăng đáng kể lên 48,885 tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển về số lượng công ty và quy mô từng công ty, các dịch vụ do các doanh nghiệp kiểm toán cung cấp đã không ngừng được đa dạng hóa theo hướng mở rộng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo như kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán về những công việc đặc biệt, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, công tác soát xét báo cáo tài chính...; mở rộng dịch vụ tư vấn như tư vấn kế toán, tài chính, tư vấn quản lý, tư vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn sáp nhập, cổ phần hoá, giải thể doanh nghiệp..., dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, dịch vụ tin học, định giá tài sản, dịch vụ tuyển dụng nhân viên, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin..
Trong các dịch vụ trên, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán theo luật định ngày càng tăng. Dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là quan trọng và cần thiết nhưng chưa chiếm tỷ trọng cao do giá phí thấp. Các dịch vụ khác như tư vấn tài chính, thuế, kế toán, tư vấn quản lý, định giá tài sản... ngày càng được mở rộng, doanh thu ngày càng lớn với giá phí cao.
Về cơ cấu doanh thu của các loại dịch vụ cung cấp đã và đang chuyển đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ kiểm toán và tăng dần doanh thu từ các dịch vụ tư vấn, thuế, tư vấn quản lý, tài chính, kế toán... Đây cũng là xu hướng phát triển dịch vụ chung của các hãng kiểm toán trên thế giới vì dịch vụ tư vấn thường mang lại doanh thu lớn hơn và không bị cạnh tranh gay gắt như dịch vụ kiểm toán nhưng đòi hỏi trình độ nhân viên phải rất cao. Thông qua kiểm toán báo cáo tài chính, việc cung cấp các dịch vụ tư vấn sẽ giúp cho các doanh nghiệp kiểm toán cung cấp đồng bộ các dịch vụ cho khách hàng. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ kiểm toán của toàn ngành có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ
kiểm toán trên tổng doanh thu của toàn ngành kiểm toán năm 2000 là 70,9%, năm 2005 là 62,3% giảm 8,6% so với năm 2000, năm 2007 là 63,3%, năm 2008 là 57,9% giảm 5,4% so với năm 2007. Năm 2009 là 62,37% tăng 4,46% so với năm 2008. Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ khác như tư vấn tài chính, thuế, kế toán, tư vấn quản lý...có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ khác trên tổng doanh thu của toàn ngành kiểm toán năm 2000 là 29,1%, năm 2005 là 37,7% tăng 8,6% so với năm 2000, năm 2007 là 36,7%%, năm 2008 là 42,1% tăng 5,4% so với năm 2007. Năm 2009 là 37,63% giảm 4,47% so với năm 2008. Năm 2010 hầu hết công ty đều chú ý đến dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (chiếm đến 60% tổng doanh thu), còn tư vấn thuế, tài chính chỉ chiếm 20%, tư vấn quản lý 9%, các dịch vụ khác không đáng kể.
Năm 2001 chỉ có 3/34 công ty được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế thì đến tháng 06/2006 có 11/105 công ty và đến 2010 có thêm 15 công ty tổng cộng đến nay có 26 công ty là thành viên Hãng kiểm toán quốc tế.
Cho tới nay, trong 168 doanh nghiệp kiểm toán đã đặt 192 văn phòng, chi nhánh, ngoài ra còn có trên 40 văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, công ty kiểm toán lớn của Việt Nam và các công ty quy mô vừa được thành lập nhưng có lợi thế là thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế hoặc ban lãnh đạo và kiểm toán viên là người đã từng hành nghề ở các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoặc từ công ty lớn của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% số lượng công ty nhưng doanh thu lại đạt tới 76% doanh thu toàn ngành, do các công ty này luôn quan tâm đến chất lượng quản trị, điều hành và kiểm soát chất lượng dịch vụ, tình hình hoạt động của công ty khá ổn định, kiểm soát chất lượng tốt, tuyển dụng và đào tạo nhân viên có bài bản, chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên theo tiêu chuẩn quốc tế.