Đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp kiểm toán ngày càng mở rộng, trong đó chủ yếu là các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo luật định, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty niêm yết, công ty đại chúng, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tài chính, dự án
quốc tế, dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp, tổ chức chưa bắt buộc phải kiểm toán như công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân...và đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần hàng năm.
Biểu đồ số 2.3: Cơ cấu khách hàng kiểm toán tính theo %
Do uy tín và điều kiện hoạt động khác nhau nên cơ cấu khách hàng giữa các doanh nghiệp kiểm toán còn có sự khác nhau, các doanh nghiệp kiểm toán lớn có khách hàng đa dạng, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài chủ yếu phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án quốc tế chiếm 90% do có nguồn khách hàng truyền thống từ nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty thường chọn các doanh nghiệp kiểm toán lớn của Việt Nam vì giá phí vừa phải, am hiểu các vấn đề liên quan đến thông lệ Việt Nam. Các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và vừa do quy mô nhỏ và uy tín chưa cao nên chủ yếu phục vụ khách hàng là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.
Nhận thức rõ vai trò, tác dụng của kiểm toán độc lập và phù hợp với thông lệ quốc tế, trong các năm gần đây các qui định về bắt buộc kiểm toán được mở rộng làm khối lượng khách hàng tăng nhanh. Luật Chứng khoán đã yêu cầu không chỉ các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán mà cả các công ty đại chúng cũng thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Xu
hướng phát hành cố phiếu, trái phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp ngày càng tăng cũng làm gia tăng đáng kể số lượng khách hàng kiểm toán. Đồng thời, chính phủ có các qui định bổ sung thêm nhiều đối tượng bắt buộc kiểm toán như kiểm toán báo cáo tài chính của quỹ đầu tư phát triển địa phương; kiểm toán vốn sở hữu của chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; kiểm toán vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn để thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Vì vậy cơ cấu khách hàng kiểm toán các năm qua có sự thay đổi đáng kể. Khách hàng là Công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần niêm yết, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã tăng đột biến. Năm 2006 là 3.031 đơn vị chiếm 21,3%, năm 2007 là 6.762 đơn vị chiếm 37.8%, năm 2008 là 8129 đơn vị chiếm 38 % tổng số khách hàng, năm 2009 là 9759 đơn vị chiếm 38%. Thống kê từ 131 công ty kiểm toán (có báo cáo VACPA) cho thấy, số lượng khách hàng năm 2009 của toàn ngành là 25.875 khách hàng. Đối tượng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã ...
Các khách hàng chiến lược và lâu dài của các công ty Việt Nam không nhiều, chỉ trừ các công ty có thương hiệu là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế như: VACO, AFC, AASC, A & C...Hiện tại, có tới khoảng 60% khách hàng của các công ty kiểm toán trong nước là kiểm toán theo luật định. Thị phần khách hàng tự nguyện tuy đã tăng lên nhưng chưa đáng kể, doanh thu nhỏ.
Theo luật kiểm toán về thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của các loại hình doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật hiện hành đã quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán, bao gồm:
• Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
• Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm
• Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán; • Cơ sở thực hiện xã hội hóa
Các doanh nghiệp nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước mà báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải được doanh nghiệp
kiểm toán kiểm toán, bao gồm:
• Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước trừ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật
• Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của các doanh nghiệp, tổ chức thực • hiện các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A sử dụng vốn nhà
nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật
• Các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định
• Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp kiểm toán
Các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu kiểm toán báo cáo tài chính hoặc các công việc kiểm toán khác theo nguyên tắc tự nguyện
Từ năm 2006 trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, môi trường kinh tế của Việt Nam càng đòi hỏi tính minh bạch trong thông tin tài chính. Ước tính, mức cầu từ dịch vụ kiểm toán độc lập tăng gấp 10 lần so với năm 2006. Bên cạnh đó, nhu cầu tư vấn tài chính của các doanh nghiệp ngày càng lớn, cần những nhà cung cấp thật sự có đẳng cấp. Các công ty kiểm toán nước ngoài với lợi thế về thương hiệu và nhân lực cấp cao đang có lợi thế hơn các công ty kiểm toán trong nước.
Năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam rất yếu so với các công ty nước ngoài. Hệ thống khách hàng chưa rộng lớn, chưa vững chắc. Hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính chưa thực hiện kiểm toán toàn diện cho tất cả các lĩnh vực cần thiết của nền kinh tế thị trường. Nhiều lĩnh vực theo quy định đã bắt buộc kiểm toán nhưng vẫn đang còn bỏ ngỏ chưa thực hiện kiểm toán như các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, các hợp tác xã... Cho đến nay phần lớn các công ty kiểm toán trong nước chỉ kiểm toán doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, một số doanh nghiệp quốc doanh tự nguyện, kinh nghiệm cọ xát chưa bao nhiêu. Còn khách hàng của những công ty quốc tế như Pricewaterhouse Coopers, Ernst & Young, KPMG là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án trong nước, dự án Chính
phủ, các ngân hàng quốc doanh.
Có những yêu cầu kiểm toán khác nhau tuỳ theo mục đích nhưng phổ biến hơn hết là kiểm toán báo cáo tài chính. Ngoài ra, do các yêu cầu về quản lý, nhiều doanh nghiệp phải thực hiện các loại kiểm toán khác như kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán báo cáo nội địa hoá... để doanh nghiệp kiểm toán báo cáo tài chính thì trước hết phải có người đòi đọc báo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Thế nhưng, trong các quan hệ kinh tế giữa các đối tác hiện nay, nhu cầu đòi báo cáo tài chính lại chưa được xem là quan trọng. Theo một thống kê gần đây, chỉ có 10% doanh nghiệp là có thực hiện chế độ báo cáo tài chính.
Cho đến nay, nhu cầu kiểm toán bắt buộc theo luật định rơi vào các đối tượng công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các công ty niêm yết chứng khoán. Còn lại, việc kiểm toán theo nhu cầu tự nguyện chỉ khi các đơn vị phải sử dụng báo cáo tài chính có kiểm toán vào một mục đích cụ thể. hiện tại nhu cầu tự nguyện nhờ dịch vụ kiểm toán độc lập của các các doanh nghiệp có nhiều hơn trước, đặc biệt là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Lý do là ở các đơn vị này, quyền sở hữu tách bạch với quyền quản lý và ở đó, hội đồng quản trị cần giám sát tài chính thông qua kiểm toán; một số khác là doanh nghiệp nhà nước cũng đã bắt đầu kiểm toán theo yêu cầu của cấp chủ quản. dù nhu cầu có tăng nhưng số lượng doanh nghiệp này vẫn còn rất ít.
Không chỉ để báo cáo hội đồng quản trị hay cấp chủ quản, thực tế báo cáo tài chính có kiểm toán lẽ ra rất cần thiết cho nhiều nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh, như tăng độ tin cậy của ngân hàng khi doanh nghiệp cần vay vốn, để thu hút nhà đầu tư tiềm năng, để thuyết phục đối tác liên doanh, để thuyết phục nhà cung cấp chịu bán hàng trả chậm... Thế nhưng, theo nhiều công ty kiểm toán, các doanh nghiệp lại chưa thấy cần đến nhu cầu này. Theo các ngân hàng trong nước, lâu nay cho vay vốn cũng dựa vào kinh nghiệm thẩm định chứ chưa hề đòi báo cáo tài chính có kiểm toán. Hầu như chỉ có các ngân hàng nước ngoài mới làm.